| Hotline: 0983.970.780

Lúa giống Đài Thơm 8 bị 'nhái', nông dân ĐBSCL khốn đốn

Thứ Tư 21/11/2018 , 13:05 (GMT+7)

Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) rất bất xúc trước việc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành bán lúa giống Đài Thơm 8 với giá rẻ, nhưng chất lượng rất thấp.

Đài Thơm 8 là sản phẩm độc quyền của Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC) nhưng đã bị HTX “hô biến” thành giống của họ mà không lường trước hậu quả.

15-36-15_giong_lu_di_thom_8_cu_cty_mien_nm_d_khng_dinh_duoc_thuong_hieu_ok
Giống lúa Đài Thơm 8 của SSC khẳng định được thương hiệu

Theo nhiều nông dân, lúa giống mà HTX Bình Thành bán ra thị trường với giá 11.000 đồng/kg (rẻ hơn giá của hàng chính hãng). Khi họ mua về ngâm ủ thì tỷ lệ nảy mầm không cao, lúc gieo sạ tỷ lệ chỉ đạt khoảng 50 - 60%.

Ông Lê Hoàng Mỹ, 43 tuổi, ngụ thị trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò bức xúc: “Nhà tôi canh tác hơn 10ha, mua giống của HTX Bình Thành khi ngâm ủ lúa không lên. Chúng tôi phản ánh thì họ còn thách thức đi thưa kiện. Lúa không lên là lỗi của HTX rồi, nông dân đã phản ánh nhiều lần mà họ không nhận trách nhiệm”.

Khi PV hỏi về mẫu mã nhãn mác, bao bì của HTX Bình Thành có đúng là của SSC hay không? Ông Mỹ cho biết, không đúng mẫu mã bao bì của SSC. “Họ không có nhãn hiệu, chỉ cho lúa vào bao màu vàng, đóng gói và bán. Những lô đó không đạt chất lượng. Gần 20 nông dân mua về gieo sạ mọc không đều. Chúng tôi phản ánh thì bị họ nạt nộ”, ông Mỹ cho biết.

Theo ông Mỹ, khi phát hiện lúa giống không đạt chất lượng, ông có yêu cầu HTX Bình Thành phải đổi giống cho bà con nhưng đơn vị này không đồng ý. Tính ra HTX này phải bồi thường cho dân, nhưng trái lại họ còn thách thức. “Họ đặt điều kiện, khi cho đổi giống mới thì phải phơi giống cũ để trả cho họ và họ thu lại với giá lúa thịt (thấp hơn giá giống khoảng 5.000 đồng/kg). Như vậy, tôi có 10 công đất mà phải đi mua hai lần giống, thành ra 20 công. Mà mua lại, họ bán 11.000 đồng/kg nữa. Nếu giống không đạt đem trả lại cho họ, khi trả bị mất ký, họ lại bắt chẹt chúng tôi. Họ làm vậy là rất quá đáng”, ông Mỹ bất bình.

Sau khi sự việc xảy ra, SSC đã cử cán bộ xuống địa phương để rà soát, nắm bắt tình hình. Qua tìm hiểu, đại diện SSC nhận thấy bao bì, nhãn mác trên sản phẩm lúa Đài Thơm 8 của HTX Bình Thành không phải của SSC.

Mẫu bao bì của Cty Bình Thành (trái) và Mẫu bao bì của SSC (phải)

Ông Lê Phước Phong, Trưởng vùng Bắc Sông Hậu – SSC cho biết: “Quá trình xác minh, tìm hiểu, tôi nhận thấy mẫu bao bì mà HTX Bình Thành bán giống Đài Thơm 8 cho nông dân không phải của SSC. Trên bao bì chỉ ghi tên cơ sở sản xuất thôi. Hỏi bà con thì họ nói mua 11.000 đồng/kg, sạ xong đến khi thu hoạch xong trả tiền”.

Theo ông Phong, giống lúa Đài Thơm 8 là sản phẩm độc quyền của SSC. Theo tôi biết thì có một số cơ sở mua lúa ngang (lúa thịt) về làm giống. "Quy trình" làm giống của họ mua giống Đài Thơm 8 chính hãng của nông dân lúc thu hoạch, sau đó đóng bao bì bán lại cho nông dân. Họ mua tầm khoảng 6.000 đồng/kg, về phơi khô, sau đó đóng bao bì bán lại với giá 11.000 - 12.000 đồng/kg”, ông Phong thông tin thêm.

Một lần nữa ông Phong khẳng định: “Đài Thơm 8 là sản phẩm độc quyền của SSC đã được Cục Trồng trọt cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới theo Quyết định số 38/QĐ-TT-VPBH, ngày 03/03/2017. Sản phẩm mà HTX Bình Thành bán cho nông dân không phải là sản phẩm của SSC”.

Đài Thơm 8 là giống lúa thơm, đặc sản, xuất khẩu ra thế giới, việc sử dụng giống bừa bãi không rõ nguồn gốc, không theo quy chuẩn kiểm định của nhà nước và thiếu kiểm soát dẫn đến thiệt hại trước mắt: Năng suất giảm, sâu bệnh nhiều, chất lượng giống có vấn đề và quan trọng nhất là chất lượng gạo đầu ra không đạt tiêu chuẩn và thiệt hại thấy rõ, trong đó thiệt hại nhất là người nông dân.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm