| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai B-TE1 năng suất cao

Thứ Tư 30/05/2012 , 11:11 (GMT+7)

Theo đánh giá, giống lúa B-TE1 có ưu thế vượt trội trong các tổ hợp lúa lai, cho năng suất cao nhất tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An).

B-TE1 là 1 trong 4 giống lúa chất lượng cao được chọn làm mô hình SX cánh đồng mẫu trong vụ xuân 2012 tại huyện Hưng Nguyên (Nghệ An). Theo đánh giá, giống lúa B-TE1 có ưu thế vượt trội trong các tổ hợp lúa lai, cho năng suất cao nhất.

Ông Nguyễn Văn Cảnh, trú tại xóm 9, xã Hưng Phúc, Hưng Nguyên nói: Vụ xuân năm ngoái, lần đầu tiên nhà tôi làm thử 2 sào Trung bộ (1.000 m2) lúa B-TE1, cuối vụ cả xóm kéo đến xem.

Nhìn vào ruộng lúa tốt bời bời, bông dài, hạt chắc... Gặt về, phơi khô, quạt sạch được 900 kg (9 tấn/ha). Thấy gạo B-TE1 ăn ngon, giá bán cũng cao hơn các giống lúa lai khác nên vụ xuân này, dù giá giống B-TE1 có cao hơn các giống lúa lai khác nhưng vợ tôi vẫn quyết mua giống lúa này cho chắc ăn. Năm nay thời tiết đầu vụ rét đậm kéo dài, giữa vụ lại bị sâu bệnh, hạn hán uy hiếp nhưng B-TE1 vẫn cho năng suất cao nhất trên cánh đồng lúa của xóm 9; chắc chắn đạt 450 kg/sào.

Ông Trần Đình Soa, Bí thư chi bộ xóm 4, xã Hưng Tiến cho biết: Vụ xuân 2012, riêng xóm 4 có 120 hộ dân SX giống lúa lai B-TE1 trên cánh đồng mẫu. Năm ngoái nhà tôi cấy 3 sào, năng suất đạt 460 kg/sào, năm nay bình quân vẫn đạt mốc trên 450 kg/sào. Điều làm bà con rất mừng là giống lúa này sạch bệnh. Từ đầu vụ đến cuối vụ chỉ phải phun thuốc phòng trừ bệnh khô vằn.

Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng ban Nông nghiệp xã Hưng Tiến phấn khởi: Khi làm mạ xuân, bà con đều phủ nilon nên mạ phát triển tốt. Từ khi cấy, giống lúa này đã chứng tỏ được nhiều ưu thế vượt trội: Khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ và đặt biệt là năng suất lúa cao. Tuy thành gạo có thấp hơn một ít, nhưng bù lại là chất lượng cơm lại ngon nhất trong tất cả các giống lúa lai. Giá thóc thịt bán ra thị trường cũng cao hơn các giống lúa lai khác từ 1.000-1.500 đồng/kg nên bà con dễ chấp nhận.

"Nếu giống lúa lai chất lượng cao B-TE1 được bà con đưa vào gieo cấy đại trà thì tổng sản lượng lương thực hàng hoá của huyện sẽ tăng lên ít nhất 30%. Tất nhiên, thu nhập của người dân trong việc trồng giống lúa này cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận", ông Hàn khẳng định.
Ông Phan Văn Trường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hưng Nguyên cho biết: Nhiều địa phương trong huyện khá bảo thủ,  cố tình duy trì SX giống lúa IR 1820, một giống xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ trước đã thoái hoá, nhiễm sâu bệnh nặng, năng suất chỉ 4,3-4,5 tấn/ha. Bởi thế, huyện chọn giống lúa lai B-TE1 để xây dựng cánh đồng mẫu nhằm từng bước thay đổi tập quán canh tác cũng như nhận thức của bà con. Từ đó giúp họ nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị SX.

"B-TE1 đáp ứng được các tiêu chí như gạo ngon, dẻo; duy trì năng suất từ 4,5-4,6 tạ/sào, chống chịu sâu bệnh tốt, TGST ngắn hơn giống IR 1820 từ 8-10 ngày nên kịp thời gian làm vụ hè thu. Hi vọng sau khi được “mục sở thị” mô hình, nông dân Hưng Nguyên sẽ nhận thức lại tư duy của mình", ông Trường nói.

Ông Ngô Phú Hàn, Phó chủ tịch UBND huyện Hưng Nguyên cho rằng, công tác chỉ đạo SX nông nghiệp ở huyện Hưng Nguyên là khó nhất trong tỉnh. Hàng năm lãnh đạo huyện hô hào, vận động, thậm chí đưa ra một số chỉ tiêu xếp loại cán bộ, đảng viên để “ép” các địa phương phải loại bằng được giống lúa IR 1820 ra khỏi đồng ruộng, nhưng vẫn chưa ăn thua. Dịp này, huyện chủ trương đưa cán bộ xã đi xem mô hình cánh đồng mẫu về giống lúa lai B-TE1 để họ có ý thức được vấn đề từ đó sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Thủ phủ cam Cao Phong tái canh để cứu cây đặc sản

Cao Phong, Hòa Bình từng là thủ phủ cam nổi tiếng của miền Bắc nhưng khi giá bán hạ, bệnh phát sinh khiến địa phương này phải tính đến bài toán tái canh.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.