| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai DT21 đứng chân ở vùng cao

Thứ Bảy 09/10/2021 , 17:57 (GMT+7)

LÀO CAI Giống lúa lai thế hệ mới DT21 (LC18) cho thấy hiệu quả vượt trội, đặc biệt phù hợp với thổ nhưỡng các tỉnh miền núi phía Bắc.

Lào Cai là tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều tiểu vùng khí hậu rất phù hợp cho việc nhân dòng lúa mẹ mẫn cảm với nhiệt độ (TGMS), lưu trữ nguồn gen, nhân dòng giống gốc và sản xuất hạt giống lúa lai F1.

Năm 2018, Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã phối hợp với PGS.TS Nguyễn Văn Hoan chọn tạo thành công dòng mẹ bất dục đực chức năng di truyền nhân mẫn cảm với nhiệt độ (ký hiệu là T18S).

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai thăm điểm khảo nghiệm giống lúa DT21. Ảnh: H.Đ

Ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai thăm điểm khảo nghiệm giống lúa DT21. Ảnh: H.Đ

Trung tâm đã tập trung nghiên cứu khai thác ưu thế của dòng T18S và đã lai cặp được một số tổ hợp giống lúa lai 2 dòng mới, trong đó có tổ hợp DT21 (LC18) có nhiều ưu điểm tốt về thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, đạt 7 - 7,5 tấn/ha.

Giống lúa này đã được khảo nghiệm từ năm 2018 đến nay và được trồng thử nghiệm ở diện tích khá lớn.

Tại hội nghị đánh giá mô hình giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 tại xã Cốc San (Thành phố Lào Cai), bà Nguyễn Thị Tuyến, thôn An Sang, xã Cốc San cho biết: DT21 sâu bệnh ít hơn giống khác. Mặc dù ruộng lúc nào cũng thụt nước nhưng lúa đẹp, hợp chất đất. 

Tương tự, bà Phạm Thị Nga cùng thôn An Sang chia sẻ: "Đây là vụ thứ ba nhà tôi sử dụng giống lúa DT21 (LC18), gạo ăn rất ngon và dẻo. Giống lúa này có thời gian sinh trưởng trung bình vụ xuân khoảng 115 ngày, vụ mùa khoảng 100 ngày, tương đối ngắn. Đặc biệt, tôi thấy vụ mùa mà cấy giống lúa này cho năng suất cao hơn hẳn các loại giống khác".

Hầu hết, bà con nông dân tham gia trồng thử nghiệm thấy được hiệu quả của giống lúa DT21 nên rất mong muốn đưa giống lúa này vào sản xuất đại trà. 

Ông Nguyễn Bá Thế, Giám đốc Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết, ưu điểm vượt trội của giống DT21 là thời gian sinh trưởng phù hợp mùa vụ ở tỉnh Lào Cai, đặc biệt là chân ruộng một vụ vùng cao và chân ruộng lúa mùa vùng thấp.

DT21 có năng suất chất lượng cao, kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, các loại bệnh phổ thông trên cây lúa rất tốt bởi giống lúa này có bộ lá đòng lòng mo, đứng xanh đậm từ lúc chín đến khi thu hoạch.

Cánh đồng trồng giống lúa DT21 của bà con nông dân xã Cốc San (thành phố Lào Cai). Ảnh: H.Đ 

Cánh đồng trồng giống lúa DT21 của bà con nông dân xã Cốc San (thành phố Lào Cai). Ảnh: H.Đ 

Đặc biệt, giống lúa DT21 là một trong những giống lúa lai có chất lượng gạo ngon, mùi thơm nhẹ, hàm lượng amyloza đạt từ 13,6 - 14,2%…

Với giống lúa DT21, Trung tâm đã khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái khác nhau ngoài Lào Cai và các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi trồng thử nghiệm ở miền Tây Nam Bộ (Sóc Trăng), miền Nam Trung Bộ (Bình Định), các tỉnh ĐBSH... đều cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Tất cả điểm khảo nghiệm đều đánh giá được ưu điểm vượt trội về năng suất, tính kháng bệnh, chất lượng hạt gạo. Qua khảo nghiệm cho thấy, phát triển lúa lai thế hệ mới DT21 (LC18) sẽ góp phần ổn định sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10 - 25% so với sử dụng giống lúa thông thường.

Ghi nhận thực tế, ông Tô Mạnh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai đánh giá cao năng suất, chất lượng giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 mang lại cho nông dân vùng cao. 

Ngoài ra, ông Tiến cũng đề nghị Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai sớm hoàn thiện các thủ tục để giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 sớm được công nhận và đưa vào sản xuất đại trà.

Hiện nay, nhu cầu về giống lúa nói chung và giống lúa lai nói riêng phục vụ sản xuất là rất lớn, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu này từ nhiều năm qua vẫn là vấn đề nan giải. Hằng năm, Việt Nam vẫn phải nhập trên 11.000 tấn giống, trị giá 15 - 26 triệu USD, do vậy sản xuất lúa rất bị động về số lượng, chủng loại và đặc biệt giá cả ngày càng tăng cao.

Vì vậy, sản xuất hạt giống trong nước từ nhiều năm qua đã được Trung ương và địa phương quan tâm về chính sách khuyến khích phát triển. Trong đó, giống lúa lai 2 dòng thế hệ mới DT21 do Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Lào Cai tự phát triển được đánh giá khá cao.

    Tags:
Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm