| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai lên Tây Nguyên

Thứ Ba 11/03/2014 , 15:36 (GMT+7)

Việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn giúp nông dân bảo đảm năng suất ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Để đáp ứng nhu cầu SX, các tỉnh Tây Nguyên đã đưa các giống lúa lai năng suất, chất lượng tốt về trồng thay thế dần giống lúa cũ, từng bước giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí thời gian canh tác phù hợp, bảo đảm năng suất ổn định.

Các giống lúa mới đều được chọn lọc kỹ càng, qua sự kiểm định chặt chẽ của các ngành chức năng trước khi đưa vào SX.

Đồng thời, giống mới đều có đặc tính phù hợp để gieo trồng cả 2 vụ trong năm, chống chịu tốt với thời tiết và sâu bệnh, chất lượng gạo cao, hạt trắng, ngon cơm... sản lượng bình quân đạt từ 7 - 9 tấn/ha, chăm sóc tốt có thể lên tới 10 - 12 tấn/ha.

Số liệu từ Sở NN-PTNT Đăk Lăk, diện tích lúa nước của toàn tỉnh có 70.000 ha, trong đó trên 50% lúa cao sản. Năng suất, chất lượng lúa ngày một tăng cao và khá bền vững, bảo đảm ổn định an ninh lương thực.

Nhiều địa phương đang tích cực đưa các giống mới (kể cả lúa lai và lúa thuần) về cho bà con SX. Một trong những địa phương đi đầu phong trào đó là huyện Krông Păk.

Đến nay, toàn bộ diện tích trên 8.000 ha lúa hằng năm ở huyện này đều là lúa cao sản (85% lúa thuần và 15% lúa lai).

Để mở rộng diện tích lúa lai đại trà, nông dân có lợi nhuận, ổn định hơn cần sự gắn kết chặt chẽ mối liên kết giữa 4 nhà (nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp), đồng thời có cơ chế hỗ trợ về giống cũng như tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức tư duy của nông dân...

Cánh đồng lúa trên 10.000 ha của huyện Krông Ana trong những năm gần đây cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm 2009 đến nay, huyện đã đưa về khoảng trên 10 giống lúa cao sản khác nhau, giới thiệu và nhân rộng ra trên 60% diện tích lúa của vùng.

Đây là một trong những vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh, với những lợi thế là đất đai màu mỡ, nằm trong vùng thấp nên khí hậu ôn hòa hơn nhiều địa phương khác; bà con có truyền thống SX lúa nước và kinh nghiệm canh tác rất tốt, tiếp thu và áp dụng nhanh TBKT...

Ngoài ra, tại nhiều địa phương khác như huyện Ea Súp, Cư M’gar, M’Drăk… ngành nông nghiệp cũng quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn và đưa các giống lúa mới, năng suất, chất lượng cao đến cho bà con áp dụng nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp cho từng địa phương.

Tại tỉnh Đăk Nông, những năm gần đây, ý thức được tầm quan trọng của giống trong SX cộng với khuyến cáo của ngành chức năng nên người nông dân đã thay đổi tập quán chọn giống và chú trọng tới việc đưa các giống lúa lai năng suất cao vào gieo cấy. Trong đó, các giống lúa lai OMCS 2000, VND 95-20, Nhị ưu 838, Syn 6, Nghi hương 2308, BTE-1, TH3-3, Kim ưu 725, NX 30, Dương quang 18, ĐB 6 được người dân đưa vào gieo cấy với diện tích lớn.

Đây là những giống lúa ngắn ngày cho thu hoạch sớm, có thể tránh hạn vào cuối vụ, thích hợp với điều kiện khí hậu và lượng nước tích lũy tại các hồ đập trong vụ đông xuân. Huyện Krông Nô là địa phương có diện tích lúa nhiều nhất tỉnh và thường xuyên đưa các giống lúa lai, đặc sản vào SX.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Krông Nô thì những năm qua, ngoài việc tích cực đưa cơ giới hóa vào SX, địa phương cũng thường xuyên khuyến khích đưa các giống lúa mới đã được khảo nghiệm thành công vào gieo cấy như giống TH3-3, Nghi hương 2308... Hiện, cơ cấu giống lúa trên địa bàn khá đa dạng với chất lượng giống đạt chuẩn nên tình hình gieo cấy và phát triển của cây lúa tương đối tốt.

Việc sử dụng các giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn đã không chỉ giúp nông dân chủ động ứng phó với thời tiết bất thường, mà còn bảo đảm năng suất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao (bình quân cao hơn các giống lúa thường truyền thống trước đây từ 1,5 - 3 tấn/ha).

Nếu như trước đây, bà con gieo trồng 1 ha lúa giống cũ, chỉ thu được gần 20 triệu đồng, với giống lúa mới hiện nay, thì 1 ha khi trừ chi phí vẫn thu được 40 - 45 triệu đồng.

Sở NN-PTNT Đăk Lăk cho biết, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục chuyển giao, mở rộng diện tích để giống lúa chất lượng cao có chỗ đứng vững chắc trên đồng ruộng. Đặc biệt, tập trung phát triển kinh tế, trọng tâm là công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật...

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm