| Hotline: 0983.970.780

Lúa lai TH3-5 dễ làm

Thứ Ba 16/09/2014 , 08:12 (GMT+7)

Ông Nguyễn Đình Chất, Chủ nhiệm HTXNN Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) gật gù: "Phải nói rằng cái "thằng" TH3-5 này dễ trồng mà tốt thật..." 

Các cánh đồng Cửa Làng, Đồng Cao, Đồng Đầm ở thôn Phú Liễn, xã Hợp Tiến (Mỹ Đức, Hà Nội) những ngày này bao phủ một màu vàng xuộm của lúa chín. 20 ha lúa TH3-5 rực vàng như một tấm thảm trải đến dãy núi phía xa. Cả cán bộ và nông dân đều gật gù, tấm tắc khen giống lúa mới này.

Bà Nguyễn Thị Khanh, Trạm trưởng Trạm KN huyện Mỹ Đức cho biết, Hợp Tiến là xã thuần nông, cách trung tâm TP Hà Nội hơn 50 km. Vụ mùa 2014, Hợp Tiến được chọn làm nơi thực hiện mô hình trình diễn 20 ha giống lúa TH3-5 theo phương pháp SRI. Tổng cộng có 127 hộ xã viên đăng ký SX thử giống lúa này.

Đây là giống lúa lai hai dòng, “con đẻ” của PGS.TS Nguyễn Thị Trâm cùng cộng sự tại Viện Nghiên cứu & phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Năm 2009, TH3-5 đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia. Từ năm 2012, bản quyền giống lúa này được chuyển nhượng cho Cty TNHH Mahyco Việt Nam.

Ngày 18/6/2014, TH3-5 bắt đầu “bén rễ” trên đồng đất xã Hợp Tiến. Với phương pháp SRI, mạ được cấy theo tỷ lệ 35 khóm/m2, 1 dảnh/khóm. Từ ngày 24/6 - 28/7, Trạm KN huyện Mỹ Đức tiến hành cấp phân bón, thuốc diệt chuột, đồng thời tập huấn kỹ thuật SX cho các hộ tham gia mô hình.

Nông dân Nguyễn Thị Thuận thủng thẳng: "Bao năm tôi trồng lúa, giống nào cũng trồng được tuốt. Nghe nói giống mới TH3-5 năng suất, chất lượng tốt, lại được hỗ trợ vật tư, hướng dẫn kỹ thuật nên tôi tham gia ngay".

Qua theo dõi của Trạm KN Mỹ Đức, so với giống lúa đối chứng là Khang dân 18 thì TH3-5 sinh trưởng, phát triển sớm hơn ở thời kỳ đầu. Thời kỳ đẻ nhánh, TH3-5 đẻ sớm và tập trung hơn. Về hình thái, giống lúa này có bông dài, to, tỷ lệ bông hữu hiệu cao hơn giống đối chứng.

"Vào giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, do mưa to kéo dài xen kẽ nắng nóng, sâu bệnh phát sinh gây hại mạnh. Sâu cuốn lá nhỏ xuất hiện với mật độ 30 - 40 con/m2. Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã phối hợp với Trạm BVTV và HTXNN Hợp Tiến hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc BVTV kịp thời nên không ảnh hưởng tới năng suất lúa”, bà Nguyễn Thị Khanh chia sẻ.

Ông Nguyễn Đình Chất, Chủ nhiệm HTXNN Hợp Tiến gật gù: "Phải nói rằng cái "thằng" TH3-5 này dễ trồng mà tốt thật. Tôi rất muốn mở rộng diện tích trồng TH3-5 trên các cánh đồng của xã ở những vụ tới".

"TH3-5 vẫn có một "yếu điểm" là giá giống khá cao (đắt hơn Khang dân 18 là 48 nghìn đồng/kg). Chúng tôi đề nghị Cty Mahyco giảm giá giống xuống mức thấp nhất và cam kết có đủ nguồn giống tốt cung ứng cho nông dân để mở rộng diện tích”, ông Giang nói.

Nhìn cánh đồng thẳng cánh cò bay, ông Chất tính toán, từ ngày 15/9 bà con thể thu hoạch rồi. Như vậy, TGST của giống TH3-5 vào khoảng 100 ngày, trong khi Khang dân 18 là 107 ngày. Năng suất ước đạt 241 kg/sào, tương đương 6,5 tấn/ha. Khang dân 18 ước đạt 192 kg/sào, tương đương 5,2 tấn/ha.

Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận của TH3-5 hơn Khang dân 18 khoảng 290 nghìn đồng/sào. Đây là giống lúa ngắn ngày, chống đổ và kháng sâu bệnh tốt.

PGS.TS Nguyễn Thị Trâm rất phấn khởi vì giống lúa TH3-5 phát triển tốt, được nông dân nhiệt tình đón nhận. Để có được mô hình 20 ha TH3-5 đẹp như tranh vẽ ở Hợp Tiến, ngoài yếu tố giống thì kỹ thuật gieo cấy theo phương pháp SRI vô cùng quan trọng. Vì cấy bằng máy nên lúa rất đều. Nếu cấy tay, phải 1 tuần sau mạ mới bén rễ, áp dụng SRI thì sau 1 tuần mạ đẻ nhánh.

Bà Nguyễn Thị Thoa, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT Hà Nội khẳng định, giống luôn là giải pháp quan trọng trong việc nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả SX cho người nông dân. Trên địa bàn Hà Nội, các giống lúa như Khang dân 18, Q5 vẫn chiếm non nửa cơ cấu giống lúa. Chính vì vậy, việc đưa các giống lúa có đặc tính tốt như TH3-5 vào SX là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách.

Ông Ngô Đình Giang, PGĐ Trung tâm KN Hà Nội cho biết, vụ mùa 2014 giống TH3-5 còn được SX ở các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai và Chương Mỹ… Lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là bệnh bạc lá. Vì là giống ngắn ngày, TH3-5 rất phù hợp với cơ cấu 3 vụ của Hà Nội, đặc biệt là các địa phương có truyền thống làm vụ đông sớm.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm