| Hotline: 0983.970.780

Lúa rớt giá mùa giáp hạt, thị trường Trung Quốc "án binh bất động"!

Thứ Tư 03/12/2014 , 10:46 (GMT+7)

Thị trường lúa gạo vùng ĐBSCL rơi vào trạng thái trầm lắng. Nhiều kho của các DN không còn đẩy mạnh thu mua. 

Bên ngoài, lúa thơm lài từ Campuchia chở qua bán cũng ế ẩm vì gặp cảnh dội chợ, hoàn toàn trái với dự đoán khi vào mùa giáp hạt.

Lúa giảm giá bất thường

Ở ĐBSCL có 3 vụ lúa chính ĐX, HT và TĐ. Còn lại vụ lúa mùa ở địa phương vùng ven biển diện tích và sản lượng không đáng kể. Đến cuối tháng 9, lúa TĐ thu hoạch xong, các vụ lúa chính trong năm kết thúc và phải chờ đến 3 tháng sau vụ lúa ĐX mới thu hoạch. Trong khoảng thời gian này lượng lúa trong vùng không còn nhiều nên thường gọi là mùa giáp hạt và lúa gạo bán ra rất ít khi giảm giá.

Tuy nhiên, nếu như hồi đầu vụ thu hoạch lúa TĐ 2014 nông dân bán lúa tươi hạt dài 5.500-5.600 đồng/kg, thì đến cuối vụ giá lại chỉ còn 5.200 đồng/kg. Trong hơn một tuần qua giá lúa gạo hạ rất nhanh. Theo các DN xuất khẩu gạo tại Cần Thơ, phần lớn các hợp đồng xuất khẩu gạo số lượng lớn trong năm đã hoàn tất. Trong khi chưa có nhiều hợp đồng xuất khẩu mới, DN không vội mua. Thêm nữa, thông tin từ thị trường xuất khẩu gạo Thái Lan đang bán giá cạnh tranh để đẩy hàng tồn kho. Còn xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc gần như bất động, thương lái từ Hải Phòng không thấy về ĐBSCL thu mua. Vậy là lúa rớt giá.

Lượng lúa hàng hóa còn tồn đọng phần nhiều là của thương lái và các chủ nhà máy xay xát đang chờ giá chưa kịp bán ra. Hiện nay gạo nguyên liệu xô IR50404 giá 6.900-7.000 đ/kg, gạo trắng thành phẩm còn 8.000-8.100 đ/kg, đều giảm 500 đ/kg so tuần trước. Tình hình này kéo giá lúa thơm Jasmine 85 rớt từ 7.400-7.500 đồng/kg xuống 7.000 đ/kg vẫn không có DN thu mua. Trong khi đó một số thương lái chạy ghe lên vùng biên giới giáp Campuchia mua thơm lài chở về khu vực Thốt Nốt (Cần Thơ), cho biết giá lúa tươi 6.300 đ/kg, lúa khô 7.050 đ/kg sau khi chế biến thành phẩm gạo thơm lài 11.500 đ/kg và mua bán lẻ tại chợ khoảng 13.000 đ/kg, giảm 1.000 đ/kg so năm 2013. Đây là một trong những mặt hàng gạo thơm rất hút hàng. Hằng năm bạn hàng trong vùng đón mua lúa từ Campuchia về chế biến đóng gói đón mùa bán gạo Tết. Thế nhưng năm nay đến thơm lài cũng rớt giá, vì giới kinh doanh gạo chợ nội địa còn tồn kho nhiều, thậm chí có một DN tại An Giang hiện còn tồn kho 25 tấn từ hồi năm trước đến nay chưa bán hết.


Ghe mua lúa từ các tỉnh miền Tây vùng biên mua lúa Campuchia
 

Đón mua lúa ngoại giá rẻ

Trong số thương lái chạy ghe lên vùng biên mua lúa Campuchia bán qua, ông Trần Văn Thơm - thương lái ở Hậu Giang, nói: Lúc này lúa trên đồng không còn, nông dân đã bán hết. Lúa bên đồng Campuchia mới đang vào mùa. Cùng với một nhóm thương lái, tôi cho ghe chạy lên Tịnh Biên (An Giang) mua 25 tấn lúa/chuyến, bình quân mỗi chuyến đi 3-4 ngày, về xay làm gạo đặc sản bán chợ nội địa, lãi gần 10 triệu đồng. Hiện nay nhiều thương lái chủ yếu mua các giống lúa đặc sản của Campuchia như lúa sóc, thần nông, giá chỉ khoảng 5.000-5.200 đ/kg.

Theo dân thương lái lúa gạo, lúa Campuchia đang vào vụ thu hoạch, kéo dài đến Tết. Do vậy nếu ở ĐBSCL lúa có giá cao số lượng lúa bán qua càng nhiều hoặc đôi khi lúa thị trường Thái Lan có giá cao hơn thì lúa Campuchia đổ về bên Thái. Tại khu vực biên giới Tịnh Biên (An Giang), hằng ngày lúa từ Campuchia được xe ô tô trọng tải lớn chở qua tập kết hàng tại cụm nhà kho tại bến lúa 21 ở xã An Nông, huyện Tịnh Biên. Bến lúa này hoạt động mạnh nhất trong 6 tháng mùa khô, ước có hàng trăm tấn lúa mỗi ngày mua bán qua lại từ bạn hàng Campuchia bán cho thương lái Việt trong vùng.

Ông Dương Quốc Nếu, chủ một vựa lúa ở bến lúa 21, cho biết: Sau khi nước lũ thượng nguồn bắt đầu rút, lúa bên đồng Campuchia thu hoạch rộ thì bến lúa này bắt đầu hoạt động. Đến nay gần một tháng, tại kho của tôi thu mua khoảng 100 tấn/ngày, chủ yếu lúa thơm lài, lúa sóc và lúa thần nông. Lượng lúa vừa mua vào kho đã có nghe bạn hàng trong nước đến sang tay trong ngày. Hiện nay lượng lúa Campuchia chở qua chưa nhiều, do mới vào mùa và một phần phụ thuộc yếu tố giá cả.

Trong khoảng một tháng sắp tới lúa Campuchia thu hoạch rộ, khả năng giá còn giảm, đây là cơ hội mua lúa thơm giá rẻ dự trữ chờ Tết.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm