| Hotline: 0983.970.780

Lừa tài xế taxi vào lô cao su để cướp tài sản

Thứ Tư 08/08/2018 , 11:00 (GMT+7)

 khoảng 21 giờ có chở một thanh niên từ thành phố Kon Tum về xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, khi đến nơi đối tượng chỉ đường đi lòng vòng trong lô cao su rồi đề nghị tài xế dừng xe lại và yêu cầu cho mượn đèn pin...

Nguyễn Minh Huệ cùng tang vật vụ án

Ngày 8/8, ông Nguyễn Duy Cảnh- trưởng công an xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, cho biết: qua rà roát và truy bắt gắt gao của các lực lượng chức năng, sau thời gian lẩn trốn trong rừng cao su, đến chiều tối ngày 7/8, Nguyễn Minh Huệ (41 tuổi, ngụ tại thôn 2, xã Sa Sơn) đã bị vây bắt trong lô cao su, thu giữ 2 điện thoại di động trên người Huệ là tang vật của vụ án.

Khoảng 22h30 ngày 5/8, Công an huyện Sa Thầy nhận được tin báo của tài xế taxi Nguyễn Tâm Trung (ngụ tại tổ 3, phường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum) là lái xe của hãng Sun taxi, khoảng 21 giờ có chở một thanh niên từ thành phố Kon Tum về xã Sa Sơn, huyện Sa Thầy, khi đến nơi đối tượng chỉ đường đi lòng vòng trong lô cao su rồi đề nghị tài xế dừng xe lại và yêu cầu cho mượn đèn pin soi đường đi bộ vào chòi trong lô cao su để mượn tiền ra trả tiền xe. Tin tưởng, tài xế Trung cho mượn đèn và đi theo sau, đi vào lô cao su khoảng 30m thì Nguyễn Minh Huệ bất ngờ quay lại dùng đèn pin soi vào mặt và đạp anh Trung ngã xuống rồi chạy lại xe taxi lấy hai điện thoại di động của anh Trung rồi chạy trốn vào lô cao su thoát thân.

Khai nhận với Công an tài xế Trung cho rằng, ngoài bị cướp hai điện thoại di động, anh còn bị mất số tiền 2 triệu đồng. Vụ việc đang được Công an huyện Sa Thầy điều tra làm rõ.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm