| Hotline: 0983.970.780

Lúa thiệt hại vì nhiễm mặn

Thứ Năm 20/11/2014 , 09:07 (GMT+7)

Hàng ngàn hộ dân SX theo mô hình lúa – tôm ở huyện An Minh (Kiên Giang) đang gặp khó khi lúa gieo cấy cứ lụi tàn dần do đất nhiễm mặn. 

Lúa chết không những gây thất thu mà còn ảnh hưởng đến vụ nuôi tôm tiếp theo do chất cặn bã tồn dư trong môi trường.

Có gieo, không gặt

Hiện nhiều cánh đồng ở các xã ven biển thuộc huyện An Minh vẫn trắng xóa nước, chỉ loe hoe vài cây lúa yếu ớt. Anh Lê Ngọc Tư ở ấp Mười Biển, xã Thuận Hòa đã tốn hơn 5 triệu đồng để lấp lại vụ lúa trên nền đất nuôi tôm gần 1 ha, nhưng ruộng lúa chỉ phát triển được thời gian ngắn rồi chết lụi dần.

Anh Tư tâm sự: “Biết vụ lúa rất quan trọng đối với mô hình lúa - tôm, nên tôi làm rất kỹ. Không chỉ rửa mặn đúng quy trình, tôi còn sử dụng phân lân bón lót trước khi gieo sạ, sau đó bón thúc phân DAP chung với lân, phun xịt phân bón lá… nhưng cũng đành bất lực nhìn cây lúa chết dần sau hơn 1 tháng gieo sạ”.

Cũng như mọi năm, sau khi kết thúc vụ tôm, anh Tư xả bỏ nước mặn, hứng nước mưa để rửa mặn cho đất. Qua vài lần bơm rửa, lớp đất mặt đã hết mặn, đợi trời mưa thật nhiều anh mới bắt đầu xuống giống. Vậy mà vẫn bị thiệt hại.

Theo anh Tư, với diện tích này mọi năm gia đình đều thu hoạch được hơn 2 tấn lúa, năm gần đây nhất cũng hơn 60 giạ, dư gạo ăn cho cả nhà. Thế nhưng năm nay đành trắng tay, đã vậy còn tốn mấy triệu đồng tiền mua lúa giống, xới trục đất, tiền dầu bơm tát nước, phân bón…

Hầu như quanh khu vực ấp Mười Biển, nhà nào gieo sạ lúa cũng chết. Nhiều hộ sử dụng giống lúa mùa gieo cấy cũng không hiệu quả.

Thuận Hòa là xã có diện tích bị thiệt hại năng nhất, trong tổng số 2.002 ha đã gieo cấy thì có đến 817 ha bị chết 100%. Ông Trần Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa cho biết, toàn xã có trên 4.000 ha đất nông nghiệp, trong đó phần lớn SX theo mô hình lúa - tôm. Do địa hình giáp biển, nên mỗi năm chỉ làm được một vụ lúa vào mùa mưa. Lúa bị nhiễm mặn chết là "chào thua", không thể khắc phục vì hết mưa là không có nguồn nước ngọt để bơm tưới.

15-39-33_1-mc-du-d-ton-nhieu-cong-suc-chm-soc-nhung-ruong-lu-cu-gi-dinh-nh-le-ngoc-tu-vn-lui-tn-dn-do-bi-nhiem-mn
Ruộng lúa của anh đình anh Lê Ngọc Tư đã gieo sạ được hơn 1 tháng nhưng chỉ loe hoe vài cây sống sót

Theo ông Tùng, đối với những vùng giáp biển, độ mặn trong đất quá cao không thể làm lúa, ngành khuyến cáo nông dân nên trồng các loại cỏ để thay thế. Tác dụng của các loại cỏ này là làm sạch môi trường bằng cách hút hết các chất hữu cơ tồn dư trong đất từ quá trình nuôi tôm. 
Đồng thời tạo môi trường cho các loại tảo, ốc sinh sôi phát triển, làm mồi cho tôm. Chỉ có biện pháp luôn canh thì mới hiệu quả, còn nếu độc canh nuôi tôm nhiều vụ/năm thì không thể bền vững được.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện An Minh cho biết, đến thời điểm này nông dân trong huyện đã gieo cấy được 30.387 ha lúa, trong đó có 29.521 ha lúa vụ mùa (lấp vụ trên nền đất tôm). Tuy nhiên, hiện nay đã có 1.240 ha lúa bị thiệt hại, trong đó có 975 ha bị thiệt hại 100%, tập trung ở các xã Thuận Hòa, Tân Thạnh, Vân Khánh, Vân Khánh Đông, Đông Hưng A và Đông Hưng B.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do đất bị nhiễm mặn quá nặng, không thể khắc phục. Trong tổng số diện tích bị thiệt hại, chỉ có 16 ha (ở xã Vân Khánh) được nông dân khắc phục gieo cấy lại được.

Trồng cỏ thay lúa

Để có môi trường sạch nuôi tôm, nhiều hộ dân đã nghĩ ra cách trồng các loại cỏ như cỏ bông trắng (cỏ mật), cỏ lông công, cỏ nước mặn, năn tượng… thay lúa.

Ngoại trừ cỏ nước mặn có thể sống quanh năm, còn các loại cỏ khác chỉ chịu được độ mặn từ 5 - 10%o, khi độ mặn tăng cao cỏ sẽ tự chết.

Anh Lê Ngọc Tư cho biết: “Qua kinh nghiệm cho thấy, nuôi tôm quảng canh theo mô hình lúa - tôm mà mặt ruộng trống trơn sẽ rất khó, tốn nhiều chi phí do không có nguồn thức tự nhiên như sinh vật phù du, ốc gạo để làm mồi cho tôm.

Vì vậy, tôi đang tìm cỏ lông công để trồng vào mặt ruộng. Nếu năm sau lượng mưa tốt thì tôi vẫn tiếp tục trồng lúa lại, còn không thì đành trồng cỏ”.

Ông Nguyễn Thanh Tùng cho biết, đặc thù mô hình lúa - tôm, sau nhiều năm canh tác, độ mặn tích tụ trong đất ngày càng cao.

Tuy nhiên, cũng có nguyên nhân chủ quan là do con tôm mang lại giá trị kinh tế cao, người dân thả nuôi nối 2-3 vụ/năm, không chú trọng rửa mặn triệt để.

15-39-33_2-ruong-lu-cu-gi-dinh-nh-le-ngoc-tu-d-gieo-s-hon-1-thng-nhung-chi-le-hoe-vi-cy-song-sot
Giống cỏ đang được anh Lê Ngọc Tư tìm trồng để thay thế lúa

Hơn nữa, năm nay lượng mưa đầu mùa tương đối ít nên không đủ nước rửa mặn, dẫn đến thiệt hại.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm