| Hotline: 0983.970.780

Lúa thu đông lo lũ lớn

Thứ Sáu 10/08/2012 , 11:15 (GMT+7)

Vụ lúa thu đông (TĐ) năm nay nông dân ở ĐBSCL sốt sắng gieo sạ sớm, nối vụ ngay sau khi thu hoạch lúa HT. Qua khảo sát tình hình SX của các tỉnh, thị trường tiêu thụ lúa chưa được thuận lợi, nông dân lo rủi ro do lũ lớn bất ngờ...

Vụ lúa thu đông (TĐ) năm nay nông dân ở ĐBSCL sốt sắng gieo sạ sớm, nối vụ ngay sau khi thu hoạch lúa HT. Qua khảo sát tình hình SX của các tỉnh, thị trường tiêu thụ lúa chưa được thuận lợi, nông dân lo rủi ro do lũ lớn bất ngờ...

Tỉnh tăng, tỉnh giảm

Theo Cục Trồng trọt, kế hoạch SX vụ TĐ năm 2012 ở ĐBSCL khoảng 682.000 ha, tăng gần 23.740 ha so với năm 2011. Vùng lúa TĐ phải đảm bảo đê bao an toàn, SX ăn chắc. Theo đó có 3 tiểu vùng SX: Vùng ngập lũ sâu ở hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp SX 255.000 ha; các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Kiên Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ SX hơn 260.000 ha, tương đương năm 2011; các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau SX khoảng 160.000 ha. Đây là vùng SX ít bị ảnh hưởng lũ và phù hợp mô hình tôm-lúa thành công cho năng suất cao, phẩm chất hạt gạo tốt.

Đến đầu tháng 8/2012 dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh. Đến ngày 6/8 mực nước cao nhất tại Châu Đốc 2,05 m; tại Tân Châu lên 2,30 m, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 30,37 cm. Tại vùng Đồng Tháp Mười, Mộc Hóa (Long An) mực nước đã xấp xỉ cùng kỳ với gần 0,7 m.


Nông dân ĐBSCL ráng làm lúa TĐ nhưng vẫn nơm nớp lo mất mùa

Trong lúc này lúa HT ở các tỉnh vùng ĐBSCL thu hoạch hơn 50% diện tích, vụ lúa TĐ đã xuống giống được gần 330.000 ha, đạt hơn 50% kế hoạch. Theo Chi cục BVTV các tỉnh phía Nam, tình hình dịch hại rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá được giám sát chặt chẽ, sâu bệnh ít, không đáng kể. Một số địa phương gieo sạ lúa sớm nay đã có lúa chín hơn 3.000 ha. Riêng lúa đang giai đoạn làm đòng trổ hơn 70.000 ha, do ảnh hưởng diễn biến thời tiết nên bệnh đạo ôn lá có hướng tăng lên.

Tuy nhiên, điều lo lắng trong vụ TĐ này được các cơ quan chuyên môn ngành nông nghiệp và các địa phương chịu thiệt hại nặng đã cảnh báo trước: Phải thận trọng trước diễn biến bất thường của thời tiết. Nhưng đến vụ TĐ năm nay, trong khi các tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ không tăng thêm diện tích thì ở hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp dự kiến tăng thêm.

An Giang có kế hoạch SX lúa TĐ 145.000-148.000 ha, tăng khoảng 15.000 ha; Đồng Tháp dự kiến có 110.000 ha lúa TĐ. Nông dân có tâm lý không thể ngồi không trong mùa lũ, vì canh tác lúa TĐ như một cách tạo thêm thu nhập. Một vài địa phương chính quyền khuyến cáo giảm diện tích lúa TĐ ở một số địa phương đê bao không vững.

Ở Đồng Tháp nhận thấy giá lúa thấp, tiêu thụ lúa HT vừa qua gặp khó và nhất là qua kiểm tra đê bao lo ngại lũ lớn bất thường đã khuyến cáo giảm diện tích 20.000 ha, chỉ còn khoảng 87.000 ha. Tại một số vùng đê bao không chắc chắc, tỉnh An Giang cũng báo động nên giảm bớt 7.000-8.000 ha.

SX phải kiểm soát được lũ

Trong những năm gần đây lợi thế và hiệu quả vụ lúa TĐ đưa vào cơ cấu SX 3 vụ lúa chính ở ĐBSCL đã được khẳng định. Song cho đến nay ở những vùng chịu ảnh hưởng lũ, lũ ngập sâu chưa có bài tính cụ thể về hiệu quả SX trong điều kiện lũ đe dọa, tiền của và nhân lực cả cộng đồng xã hội phải bỏ ra đầu tư và bảo vệ gia cố đê bao.

Bài học kinh nghiệm rút ra từ mùa lũ 2011 được xem là bất thường còn đó. Tổng kết thiệt hại khá lớn. Một số tuyến đê bao bị tàn phá nặng, với hơn 250.000 m đê bao hư hao, 55 km tỉnh lộ, quốc lộ bị thiệt hại. Diện tích lúa TĐ và hoa màu bị ngập úng khoảng 27.000 ha, trong đó khoảng 10.000 ha bị thiệt hại hoàn toàn.

Trong 635.385 ha lúa TĐ 2011, diện tích lúa bị mất trắng do vỡ đê 7.565 ha, chiếm 1,2%. Lúa bị thiệt hại tập trung nặng nhất ở An Giang 3.902 ha và Đồng Tháp 2.073 ha.

Một cán bộ nghiên cứu hệ thống canh tác lúa ở ĐBSCL phân tích: “ĐBSCL có 7 vùng sinh thái và không phải đất nơi nào cũng làm lúa TĐ được. Đất vùng lũ nông dân phải lựa chọn thời điểm né lũ hoặc hạn cuối vụ và tránh ảnh hưởng tới thời vụ ĐX. Mặt tích cực lúa TĐ thu hoạch chất lượng khá cao, mùa này bán được giá cao và có thể dùng làm giống cho vụ ĐX. Tuy nhiên mặt bất lợi là mùa lũ trên sông Hậu, sông Tiền, nước lũ tràn về.

Những nơi không có đê bao có nguy cơ bị mất trắng hoàn toàn. Do đó chỉ nên trồng lúa TĐ ở những nơi hoàn toàn kiểm soát được nước lũ, không nên gieo sạ lúa TĐ quá muộn làm ảnh hưởng đến thời vụ của lúa ĐX. Riêng ở vùng ven biển Nam bộ và bán đảo Cà Mau nên phát triển mạnh lúa TĐ vì không bị ngập lũ sâu, nhất là phù hợp hợp trồng lúa TĐ theo mô hình tôm-lúa”.

TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL nhận định: Hiện nay trong tình hình tiêu thụ lúa chưa được thuận lợi, giá lúa thấp, trong khi dự báo diễn biến thời tiết mưa bão, nước lũ có thể về sớm. Mực nước lũ còn là ẩn số chưa thể biết được cao hay thấp hơn mùa lũ năm 2011. Do vậy trong cuộc họp gần đây Bộ NN-PTNT khuyến cáo các tỉnh ĐBSCL triển khai vụ lúa TĐ cần lưu ý bố trí ở những vùng có đê bao đảm bảo, SX ăn chắc khoảng 600.000 ha và bố trí cơ cấu các giống lúa phù hợp.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm