| Hotline: 0983.970.780

Lúa thuần NB-01 kháng đạo ôn, Bắc thơm 7 kháng bạc lá

Thứ Hai 08/10/2012 , 10:39 (GMT+7)

Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương vừa tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa thuần cao sản ngắn ngày, chất lượng NB-01 và Bắc thơm 7 KBL.

Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương vừa tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa thuần cao sản ngắn ngày, chất lượng NB-01 và Bắc thơm 7 KBL.

Vụ mùa 2012 Cty triển khai SX 5 ha giống NB-01 và 5 ha giống Bắc thơm 7 KBL tại các địa điểm trong tỉnh, gồm: Xí nghiệp Giống cây trồng Quý Dương, HTX Tân Trường (Cẩm Giàng), HTX Hùng Thắng (Bình Giang), HTX Quảng Nghiệp (Tứ Kỳ), HTX An Đức (Ninh Giang), HTX Kim Đính (Kim Thành), HTX Minh Tân (Nam Sách).

Giống lúa NB-01 được chọn lọc và lai tạo chuyển gen kháng đạo ôn Pi-1 và Pi-5 thông qua giống Bắc thơm 7. Tác giả là Nguyễn Văn Bích (Viện Di truyền nông nghiệp) và Lã Tuấn Nghĩa (Trung tâm Tài nguyên thực vật). Đây là giống cảm ôn, gieo cấy cả 2 vụ/năm, TGST vụ xuân muộn 130-135 ngày, vụ mùa sớm 105-107 ngày, chiều cao cây từ 115-118 cm. Bông to, đẻ nhánh khỏe, chống đổ và chống chịu sâu bệnh, chị hạn tốt.

Đặc biệt là giống có khả năng kháng bệnh đạo ôn cao, hạn chế bạc lá và rầy nâu. Khối lượng 1000 hạt từ 21-22 gram. Chất lượng gạo ngon, tương đương với gạo Bắc thơm 7, cơm mềm và có mùi thơm nhẹ. Năng suất cao trung bình đạt từ 60-75 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt trên 80 tạ/ha. Khả năng thích ứng rộng trên nhiều chân đất, vàn cao, vàn và vàn trũng.

Giống lúa thuần Bắc thơm 7 KBL có nguồn gốc từ Trung Quốc được nhập vào nước ta từ năm 1992, là giống lúa chất lượng chủ lực ở miền Bắc nhưng vụ mùa thường hay bị đốm sọc vi khuẩn và bạc lá gây hại, do đó năng suất không ổn định. Giống Bắc thơm 7 đã được Viện Nghiên cứu lúa (Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội) chuyển gen kháng bạc lá Xa21 thông qua dự án lúa khoa học của tỉnh Hải Dương từ năm 2007-2009 và đặt tên giống mới là Bắc thơm 7 KBL.


Bắc thơm 7 KBL, một trong ít giống lúa kháng được bệnh bạc lá vụ mùa

Đây là giống có TGST trung bình, vụ xuân 125-135 ngày, vụ mùa 90-100 ngày, chiều cao cây 95-105 cm, đẻ nhánh khỏe, chịu rét và chống đổ khá, sạch sâu bệnh, kháng bạc lá tốt, chất lượng gạo tốt như Bắc thơm 7, cơm đậm, dẻo, ngon, giữ được hương vị thơm hơn Bắc thơm 7. Khối lượng hạt 1.000 hạt từ 18-20 gram. Năng suất trung bình 50-55 tạ/ha, thâm canh đạt 60-65 tạ/ha, cao hơn giống Bắc thơm 7 đại trà từ 10-15%, thích ứng chân đât vàn đến vàn cao.

Tại các điểm gieo cấy vụ mùa 2012, phương thức gieo mạ xuân đối với giống NB-01 có TGST 107 ngày, ngắn hơn giống Q5 (đối chứng) 5 ngày. Với gieo vãi có TGST từ 101-105 ngày. Đối với giống Bắc thơm 7 KBL gieo mạ sân có TGST 105 ngày, ngắn hơn so với giống Bắc thơm 7 (đối chứng) 2 ngày và ngắn hơn Q5 là 5 ngày.

Cty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương đề nghị Sở NN-PTNT đưa 2 giống lúa thuần ngắn ngày, chất lượng NB-01, Bắc thơm 7 KBL tiếp tục SX trình diễn mở rộng vào vụ xuân 2013 để khẳng định năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh của giống; nhất là những chân vàn, vàn trũng phục vụ nhu cầu của bà con để chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng SX hàng hóa…

Tại các điểm SX giống lúa NB-01 có số bông/m2 dao động từ 262-357; số hạt chắc/bông từ 120-252 hạt, năng suất lý thuyết đạt cao, từ 92-108 tạ/ha. Năng suất thực thu dự kiến đạt từ 74-87 tạ/ha; cao nhất đạt 87 tạ/ha (HTX Quảng Nghiệp) và thấp nhất đạt 74 tạ/ha (HTX Hùng Thắng), cao hơn giống đối chứng Q5 từ 10,8-24%.

Những giống lúa được gieo cấy cùng trà, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh như nhau. Mức độ chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh cụ thể như sau: Khả năng chống đổ của giống NB-01, Bắc thơm 7 KBL đạt điểm 1-3 tốt hơn so với giống Q5, Bắc thơm 7 đại trà điểm từ 3-5. Về sâu bệnh hại, giống lúa NB-01, Bắc thơm 7 KBL chống chịu sâu bệnh tốt hơn Q5 và Bắc thơm 7 đại trà. Cụ thể chống chịu sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân, đạt điểm từ 1-3; đặc biệt rầy nâu và bạc lá đạt điểm từ 1-3, giống Q5, Bắc thơm 7 đạt điểm từ 3-5.

Qua SX thử trình diễn 2 giống lúa ngắn ngày, chất lượng NB-01, Bắc thơm 7 KBL tại 7 điểm trên 6 huyện ở Hải Dương cho thấy giống NB-01 sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe và có TGST vụ mùa là 107 ngày (mạ sân) và từ 101-105 ngày (gieo vãi). Giống Bắc thơm 7 KBL sinh trưởng, phát triển tốt, đẻ nhánh khỏe, TGST là 105 ngày. Cả 2 giống đều có khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt như chống đổ, sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, bệnh bạc lá…; đạt điểm từ 1-3.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm