| Hotline: 0983.970.780

Lúa TL6 cho vùng đất nhiễm mặn

Thứ Hai 27/06/2011 , 12:14 (GMT+7)

Vụ xuân năm 2010, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thiệt hại nặng nề khi 60% diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn.

Vụ xuân năm 2010, xã Cồn Thoi, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình thiệt hại nặng nề khi 60% diện tích trồng lúa bị nhiễm mặn.

Qua quá trình nghiên cứu triển khai một số giống lúa mới tại địa bàn huyện Kim Sơn từ năm 2010, Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam mạnh dạn đưa giống lúa TL6 vào sản xuất thử nghiệm tại Cồn Thoi với diện tích 6 ha, bước đầu cho kết quả rất khả quan.

TL6 là giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao do tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai - Viện Cây lương thực & Cây thực phẩm lai tạo từ tổ hợp: Bắc thơm 7 và Khang dân 18 từ năm 2002. Đây là giống lúa trồng được cả 2 vụ, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 125 - 130 ngày trong vụ xuân và từ 105 - 110 ngày trong vụ mùa. Trong 6 ha trồng thử nghiệm tại Cồn Thoi cho thấy: Lúa phát triển tốt, khả năng kháng chịu sâu bệnh cao, năng suất trung bình đạt từ 6 - 6,5 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 7,5 tấn/ha. 

Chủ nhiệm HTXNN Cồn Thoi, Nguyễn Văn Chính vui ra mặt vì bấy lâu nay mới có được giống lúa khiến người dân quê ông “kết” đến thế. Ông Chính cho biết: Năm 2010, do ảnh hướng của BĐKH toàn cầu, biển xâm thực mạnh khiến 60% diện tích lúa tại Cồn Thoi nhiễm mặn chết héo, cấy đi cấy lại hai ba lần lúa vẫn bị lụi đen không phát triển, thiệt hại gần hai nghìn tấn thóc. 

 Bước sang năm 2011, ông trời chưa chịu buông tha khi thời tiếp tục rét đậm, rét hại kéo dài khiến lúa chết rất nhiều. Nhưng thật bất ngờ, cùng trên một cánh đồng song những thửa ruộng cấy giống lúa TL6 do Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông đưa vào thử nghiệm vẫn phát triển đồng đều, lá xanh tốt, khóm lúa gọn, đẻ nhiều nhánh. Đặc biệt, trên những thửa ruộng cấy thử nghiệm giống lúa TL6 không thấy xuất hiện bệnh khô vằn, đạo ôn, sâu cuốn lá… Một số xã viên phấn khởi khoe, vụ ĐX này giống lúa TL6 cho năng suất một sào thấp nhất cũng ngót nghét 3 tạ, điều người dân Cồn Thoi chưa bao giờ nghĩ tới.

Tiến sĩ Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Khuyến nông nhấn mạnh: Ảnh hưởng của BĐKH ở một số nơi chưa có biểu hiện rõ rệt song với những huyện ven biển như Kim Sơn thì đã cảm nhận được tác động khôn lường của BĐKH từng ngày, từng giờ. Trước tình hình cấp bách đó đòi hỏi các viện nghiên cứu, các nhà khoa học cần nhanh chóng tìm ra những giải pháp, giống cây trồng phù hợp có khả năng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn, nhiễm phèn. Chủ trương đưa giống lúa TL6 có khả năng chịu mặn vào sản xuất tại các xã ven biển như ở Ninh Bình là bước đi đúng đắn chuẩn bị cho tương lai.

Tham dự buổi hội thảo đầu bờ, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, Mai Văn Thanh đánh giá cao kết quả đạt được trên giống lúa TL6 tại huyện nhà khi cây lúa kháng chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt thích ứng được nền đất chua mặn, cho năng suất cao, chất lương gạo lại đảm bảo. Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo cần phải thận trọng và tục tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng hơn, để giống lúa TL6 khi đến với người nông dân thật sự toàn bích.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm