| Hotline: 0983.970.780

Lúa vụ 3 không còn hấp dẫn?

Chủ Nhật 31/08/2014 , 15:19 (GMT+7)

Vụ thu đông (lúa vụ 3) năm nay, nhiều nông dân ở Kiên Giang đã ngưng không xuống giống, quay lại làm lúa 2 vụ/năm. Phải chăng lúa vụ 3 không còn hấp dẫn với nhà nông?/ Ứng xử đúng với lúa vụ 3

Cách đây mấy năm, khi phòng trào sản xuất lúa 3 vụ/năm mới bắt đầu, nhiều nông dân háo hức, bấp chấp quy hoạch cũng như khuyến cáo của ngành chức năng “xé rào” xuống giống. Thế nhưng, sau mấy năm làm 3 vụ liên tục, nhiều nơi nông dân đã quay lại sản xuất 2 vụ lúa chính/năm.

Về xã Tân Hiệp A (Tân Hiệp, Kiên Giang) vào thời điểm này, những cánh đồng lúa vụ 3 đã gieo sạ được hơn 1 tháng, lúa đang mơn mởn thì con gái. Nhưng cũng có nơi nông dân quyết định không xuống giống, để đất nghỉ ngơi chuẩn bị hứng phù sa từ mùa nước nổi đổ về. Cả HTX kênh 3A có tổng diện tích canh tác lúa 750 ha, không hộ nào xuống giống, nông dân thảnh thơi cảnh nông nhàn.

Lão nông Nguyễn Văn Kim, xã viên HTX kênh 3A, có 3 ha đất lúa vui vẻ nói: “Cho đất nghỉ cũng là để cho mình nghỉ. Nếu làm tiếp lúa vụ 3 thì giờ này đang đầu tắt, mặt tối sạ phân, xịt thuốc, làm gì có thời gian rảnh rỗi mà ngồi uống trà, hóng mát thế này”.

Theo ông Kim, năm ngoái, nông dân trong HTX làm lúa vụ 3 vẫn có lời, tuy nhiên cũng có người lỗ do thu hoạch gặp trời mưa bão. Nhưng điều mà nông dân không muốn làm tiếp là do làm 3 vụ/năm chi phí ngày càng tăng, dịch bệnh cũng nhiều hơn. Trước đây, làm lúa chỉ lo phòng trừ sâu, rầy, bệnh đạo ôn thôi nhưng 2, 3 năm trở lại đây còn xuất hiện thêm bệnh vi khuẩn rất khó trị.

“Ít nhất cách năm ruộng phải được cày phơi ải một lần để tạo tầng đế cày. Vì vậy, cơ cấu 2 năm 5 vụ là hợp lý, vừa giảm áp lực về sâu bệnh, vừa cải thiện về hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho nông dân”, ông Phù Khí Nguyên khuyến cáo.

Theo ông Nguyễn Thành Hinh, Trưởng ấp kênh 3A cho biết, nếu cứ làm lúa 3 vụ/năm liên tục thì không hiệu quả, do chi phí tăng rất cao. Vì vậy, chúng tôi chủ trương thực hiện 2 năm/5 vụ, để có thời gian cho đất nghỉ lấy phù sa.

“Làm 3 vụ/năm, ngoài vấn đề gia tăng dịch bệnh, phân bón, ruộng còn phát sinh lúa cời (lúa ma) rất nhiều, không thể diệt được nên nông dân rất ngán”, ông Hinh cho biết thêm.

Ngoài Tân Hiệp, nhiều nông dân huyện Hòn Đất năm nay cũng bỏ không xuống giống lúa vụ 3. Ông Giang Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòn Đất cho biết, theo kế hoạch năm nay toàn huyện sẽ SX khoảng 8.000 ha lúa vụ 3, thế nhưng đến thời điểm này nông dân mới chỉ gieo sạ được hơn 3.000 ha.

Hiện lịch thời vụ đã hết, nếu xuống giống trễ sẽ gặp lũ cuối vụ, không thể giữ được. Theo ông Quang, nông dân không mặn mà với lúa vụ 3, ngoài vấn đề chi phí tăng do dịch bệnh nhiều, còn có vấn đề giá lúa bấp bênh, khó tiêu thụ.

Theo tính toán của Trung tâm KN-KN Kiên Giang, chi phí SX lúa vụ 3 của tỉnh ở mức từ 15 - 17 triệu đồng/ha, năng suất bình quân khoảng 5 tấn/ha. Vì vậy, nếu giá lúa dưới 5.000 đ/kg thì nông dân lãi rất ít.

Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang cho biết, làm 3 vụ/năm thời gian cách ly giữa các vụ rất ít nên đất không được cày ải, rơm rạ không kịp phân hủy, lúa sạ vụ sau dễ bị ngộ độc hữu cơ. Mặt ruộng bị ngâm nước liên tục nên không được thoáng khí, làm phát sinh bệnh vi khuẩn gây thối rễ, bùng phát bệnh cháy lá… làm tăng thêm chi phí SX.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất