| Hotline: 0983.970.780

Luật Thư viện thúc đẩy văn hóa đọc

Thứ Sáu 20/12/2019 , 09:13 (GMT+7)

Luật Thư viện vừa được Chủ tịch nước ký lệnh ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, như một tín hiệu tích cực thúc đẩy văn hóa đọc nước ta trong giai đoạn mới.

thu-vien141909861
Nhà sử học Dương Trung Quốc trong thư viện.

So với Pháp lệnh về Thư viện trước đây, thì Luật Thư viện quy định chi tiết và rõ ràng hơn về vai trò cũng như giá trị của việc khuyến khích toàn dân đọc sách.

Thậm chí, Luật Thư viện còn nêu cụ thể: “Người đang chấp hành hình phạt tù, học tập, cải tạo tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc được tạo điều kiện sử dụng tài nguyên thông tin của thư viện tại nơi giam giữ, học tập và chữa bệnh”.

Luật Thư viện cũng tạo tiền đề để kiến thiết Ngày Đọc sách hàng năm. Đại biểu Quốc hội - Dương Trung Quốc chia sẻ: “Ngày đọc sách lâu nay đã được công nhận, nó là một tập quán quốc tế. Bên cạnh ngày đọc sách thế giới, chúng ta cũng có ngày đọc sách riêng của mình. Nhưng khi chúng ta đưa nó vào Luật Thư viện, nó sẽ tăng thêm tính pháp lý. Nó yêu cầu bắt buộc phía nhà nước phải quan tâm đến nó, phải đầu tư cho nó, phải tạo môi trường để công chúng có thể thụ hưởng sách”. Nếu được thực hiện một cách hiệu quả, Ngày Đọc sách không chỉ có ý nghĩa văn hóa mà còn kích hoạt thị trường sách trên diện rộng.

Thực tế đã chứng minh, những quốc gia tiến bộ đều đầu tư thỏa đáng cho nhu cầu đọc sách của mọi thành phần trong xã hội, thông qua hệ thống thư viện được vun đắp thường xuyên và công phu.

Đặc biệt, chính hệ thống thư viện đã giúp kiến thức được cập nhận và lan tỏa hiệu quả cho từng đối tượng học tập và lao động, góp phần nâng cao chất lượng nghề nghiệp và năng lực sáng tạo. Ở khu vực châu Á, Nhật Bản đã ban hành Luật Thư viện từ năm 1953, và Hàn Quốc đã ban hành Luật Thư viện từ năm 1963.

Để Luật Thư viện thực sự phổ biến, không thể không có sự chung tay của nhiều giới, nhiều ngành. Đồng thời, phát triển văn hóa đọc không thể phó thác hết cho những người làm công tác thư viện. Cha mẹ đọc sách sẽ làm gương cho con cái đọc sách, cấp trên đọc sách sẽ làm gương cho cấp dưới đọc sách.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa có nhận định khá tâm đắc để thay đổi tình trạng hạn chế của văn hóa đọc hiện nay: “Có hai đối tượng cần đọc sách thì lại đang không đọc, hoặc ít đọc. Đối tượng thứ nhất là học sinh. Hiện nay, học sinh hứng thú đọc sách bởi vì tất cả học sinh chỉ chăm chăm học cái gì trả nợ bài thôi. Cách học bây giờ là học nhồi nhét, lượng bài vở rất nhiều nên học sinh phải bù đầu học, không có thời gian đọc sách. Mà trẻ con không đọc sách từ bé thì lớn lên sẽ không đọc sách, cả đời họ cũng sẽ không đọc sách. Đó là một điều đáng tiếc.

Đối tượng thứ hai chính là quan chức. Chúng tôi không nghĩ quan chức đọc sách để thưởng thức, mà đọc để họ hiểu dân”.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất