| Hotline: 0983.970.780

Lực lượng nổi dậy tại Libya đề xuất ngừng bắn

Thứ Tư 23/03/2011 , 17:05 (GMT+7)

Đặc phái viên Liên hợp quốc về Libya, ông Abdel Elah Al Khatib ngày 22/3 cho biết, lực lượng nổi dậy ở Libya muốn nhanh chóng ngừng bắn với các lực lượng chính phủ.

Đặc phái viên Liên hợp quốc về Libya, ông Abdel Elah Al Khatib ngày 22/3 cho biết, lực lượng nổi dậy ở Libya muốn nhanh chóng ngừng bắn với các lực lượng chính phủ.

Lực lượng nổi dậy ở Libya.

Ông Khatib đưa ra thông báo trên sau khi có cuộc gặp đầu tiên với thủ lĩnh lực lượng nổi dậy Mustafa Abdel Jalil và các thành viên Hội đồng dân tộc của phe này ở Tobruk, miền Đông Libya, để "lắng nghe quan điểm và ý kiến của họ."

Theo ông Khatib, tại cuộc gặp, ông đã nhắc lại lời kêu gọi của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon và của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về "một giải pháp đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của nhân dân Libya để giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay."

Tuần trước, ông Khatib cũng đã gặp gỡ các quan chức cấp cao trong chính quyền Libya tại Tripoli.

Phát biểu tại Paris cùng ngày, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe cho biết, chiến dịch quân sự tại Libya có thể chấm dứt "bất cứ khi nào" nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi tuân thủ nghị quyết của Liên hợp quốc, chấp nhận ngừng bắn.

Phát biểu trước Quốc hội Pháp, ông SJuppe cũng đề xuất Pháp đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức tiến trình hòa bình tại Libya. Trong khi đó, tư lệnh chiến trường các lực lượng Mỹ ở Libya, ông Samuel J.Locklear III cho biết, Mỹ và liên quân dự định đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm vào các lực lượng trên bộ của ông Gaddafi "trong những ngày giờ tới."

Tại Tripoli, người ta tiếp tục nghe thấy nhiều tiếng nổ lớn, trong đó có những tiếng súng phòng không, trong đêm thứ tư kể từ khi liên quân phương Tây bắt đầu không kích Libya.

Một người phát ngôn Bộ Chỉ huy châu Phi của Mỹ cho biết, liên quân đã bắn 20 quả tên lửa Tomahawk vào các căn cứ phòng không và các mục tiêu khác ở Libya trong đêm 22/3. Trong khi đó, lực lượng trung thành với ông Gaddafi và phe nổi dậy đã đụng độ tại Yafran, Tây Nam Tripoli làm ít nhất chín người thiệt mạng.

Nhà lãnh đạo Gaddafi ngày 22/3 đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước Libya lần đầu tiên trong một tuần qua. Phát biểu từ dinh thự ở Tripoli, ông tuyên bố "Libya sẵn sàng cho kháng chiến trường kỳ và sẽ chiến thắng."

Liên quan đến chiến dịch của liên quân, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev ngày 22/3 đã bày tỏ quan ngại trước tình trạng sử dụng vũ lực "bừa bãi" của các lực lượng nước ngoài ở Libya.

Thông báo của Điện Kremlin nêu rõ: "Tổng thống Medvedev đã bày tỏ quan ngại về cách thức liên quân thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt vùng cấm bay, cũng như việc sử dụng vũ lực bừa bãi của không quân sẽ gây thương vong cho dân thường."

Xác chiếc F-15E của Mỹ rơi ở Libya.

Tổng thống Medvedev cũng tái khẳng định Nga không có kế hoạch tham gia chiến dịch quân sự ở Libya. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang thực hiện chuyến công du Algeri cảnh báo, chiến dịch quân sự do phương Tây cầm đầu ở Libya có thể kích động chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đồng thời kêu gọi các lực lượng này tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trong một diễn biến khác, sau vài ngày thảo luận gay gắt, các đại sứ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhất trí sử dụng sức mạnh hải-không quân để thực thi lệnh cấm vận vũ khí trên biển đối với Libya; tán thành các kế hoạch tác chiến về thiết lập vùng cấm bay tại Libya; nhưng vẫn bất đồng về cơ cấu chỉ huy của NATO trong chiến dịch can thiệp quân sự vào quốc gia Bắc Phi này.

Theo Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, các lực lượng của tổ chức này sẽ giám sát, cập nhật tình tình và nếu cần thiết sẽ chặn giữ các tàu biển bị tình nghi vận chuyển trái phép vũ khí và lính đánh thuê đến Libya.

Sĩ quan chỉ huy tác chiến hàng đầu của NATO, Đô đốc James Stavridis sẽ điều hành các tàu biển và máy bay đóng tại miền Trung Địa Trung Hải để thực thi lệnh cấm vận này.

Hà Lan cam kết cung cấp sáu máy bay tiêm kích F-16, khoảng 200 binh lính, một tàu rà phá mìn dưới biển và một máy bay tiếp nhiên liệu. Romania sẽ điều một tàu chiến với thủy thủ đoàn gồm hơn 200 người đến Địa Trung Hải tham gia kế hoạch này. Đức tuyên bố các tàu chiến của nước này đang đóng ở Địa Trung Hải sẽ không tham gia thực thi lệnh cấm vận vũ khí của NATO.

Về kế hoạch thiết lập vùng cấm bay tại Libya theo sự ủy thác của Liên hợp quốc, ông Rasmussen cho biết, NATO đã hoàn tất các kế hoạch liên quan để tổ chức này có thể đóng góp theo cách thức rõ ràng cho nỗ lực quốc tế bảo vệ dân thường Libya. Tuy nhiên, nguồn tin ngoại giao từ NATO cho biết, sẽ phải mất vài ngày tổ chức này mới quyết định được sẽ tham gia hay chỉ huy các hoạt động liên quan kế hoạch này.

Cho đến thời điểm này, Mỹ vẫn muốn trao quyền chỉ huy sứ mệnh thiết lập vùng cấm bay ở Libya cho NATO càng sớm càng tốt. Quốc hội Tây Ban Nha đã thông qua đề xuất của chính phủ nước này về thực thi quyết định thiết lập vùng cấm bay ở Libya. Theo đó, Madrid sẽ đóng góp 500 binh sĩ, bốn máy bay F-18, một máy bay tiếp nhiên liệu Boeing 707, một tàu ngầm, một tàu khu trục và một máy bay do thám trên biển.

Từng phản đối trao chiếc gậy chỉ huy kế hoạch này cho NATO, thay vào đó Pháp kêu gọi thành lập ủy ban chính trị đặc biệt bao gồm ngoại trưởng các nước tham gia liên quân quốc tế để giám sát kế hoạch thiết lập vùng cấm bay với sự tham gia của các nước thuộc Liên đoàn Arập.

Canada tuyên bố các lực lượng của họ sẽ "không đi xa hơn" sứ mệnh bảo vệ dân thường được qui định trong Nghị quyết 1973 của Liên hợp quốc về Libya.

Không chỉ gây chia rẽ trong nội bộ NATO, chiến dịch quân sự của phương Tây ở Libya đang gây bất hòa giữa Mỹ và Nga trong bối cảnh hai quốc gia này mới tái khởi động các quan hệ từng bị "đóng băng" một thời gian dài.

Tại cuộc gặp ngày 22/3 với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ở thăm Nga, ông Robert Gates, Tổng thống nước chủ nhà Dmitry Medvedev cho rằng, liên quân "đang sử dụng vũ lực bừa bãi" ở Libya. Ông Medvedev cũng bày tỏ lo ngại cách thức thực hiện nghị quyết của Liên hợp quốc về thiết lập vùng cấm bay ở Libya và nguy cơ thương vong trong dân thường.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cáo buộc chiến dịch ném bom mấy ngày qua của liên quân ở Libya làm nhiều dân thường thiệt mạng. Đáp lại, ông Gates bác bỏ những chỉ trích của Mátxcơva, nhưng dự đoán chiến dịch không kích có thể giảm dần trong vài ngày tới.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm