| Hotline: 0983.970.780

Lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ đê điều

Thứ Ba 18/12/2018 , 14:50 (GMT+7)

Tình hình vi phạm Luật Đê điều giảm rõ rệt cũng như hiệu quả trong công tác bảo vệ đê điều, phòng chống lụt bão của tỉnh Hưng Yên phải kể đến công sức không hề nhỏ của các Hạt Quản lý đê…

Vi phạm giảm

Theo ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão Hưng Yên: Kiểm soát viên đê điều tại các Hạt Quản lý đê đã hoạt động rất hiệu quả, ngăn chặn kịp thời các trường hợp vi phạm và tái vi phạm xảy ra thuộc địa phận quản lý mình. Nhờ đó mà số lượng vụ vi phạm đê điều ngày càng giảm rõ rệt.

10-03-16_nh_1
Kết hợp tỉa cỏ, trồng hoa trên mái đê tạo cảnh quan

Tuy nhiên, do việc phát triển kinh tế - xã hội và lợi ích kinh tế của nhân dân cùng nhận thức của một số hộ dân sinh sống ven đê về Luật Đê điều còn nhiều hạn chế, kết hợp với sự chưa kiên quyết trong việc ngăn chặn và xử lý các vi phạm của một số chính quyền địa phương (phường, xã) nên vẫn còn dẫn đến một vài vi phạm và tái vi phạm.

Theo Chi cục quản lý đê điều và PCLB tỉnh Hưng Yên: Tổng số vi phạm từ đầu năm đến hết tháng 10/2018 là 03 vụ. Trong đó, trường hợp của Công ty CP Nước mặt sông Đuống đã tiến hành đào bờ kênh Trung thủy nông trên bãi sông Hồng để đặt đường ống dẫn nước chưa được UBND tỉnh cấp phép tại xã Phụng Công, huyện Văn Giang. 2 trường hợp còn lại ở xã Tống Trân, huyện Phù Cừ. Nhà ông Nguyễn Văn Chức đã tiến hành đào ao ở bãi sông chưa được UBND tỉnh cấp phép. Còn trường hợp nhà ông Nguyễn Văn Hòa đã tiến hành xây nhà ngang cách chân đê 11m.

Các vi phạm trên đã được Hạt Quản lý đê các huyện, thành phố lập biên bản báo cáo các cấp chính quyền giải quyết. Đã tiến hành giải tỏa được 2 vụ là trường hợp của Công ty CP Nước mặt sông Đuống và nhà ông Nguyễn Văn Chức.

Ông Nguyễn Văn Minh cho biết thêm: Cùng với công tác phát hiện và xử phạt các vi phạm, Chi cục đã chỉ đạo các Hạt Quản lý đê phối hợp với các huyện, thành phố có đê tích cực tuyên truyền, phổ biến và vận động tới các nhân dân thực hiện Luận Đê điều, Luật Phòng, chống thiên tai và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đê điều các quy định của Nhà nước, của tỉnh về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều.

Cùng đó, các Hạt phải thường xuyên kiểm tra và tham mưu cho các cấp chính quyền ngăn chặn và giải tỏa các vi phạm Luật Đê điều trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, tre chắn song và các công trình trên đê.
 

Một số điểm yếu của 2 tuyến đê

Qua kết quả kiểm tra, đánh giá thì hệ thống đê điều của Hưng Yên năm 2018 cơ bản đảm bảo an toàn với mực nước thiết kế đê ứng với mực nước 13,1m tại Hà Nội, 8,3m tại Hưng Yên và 6,3m tại La Tiến.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số đoạn đê cần phải lưu ý, theo dõi chặt chẽ trong lũ và có phương án ứng phó thích hợp với lũ. Trong đó đối với tuyến đê tả Hồng cần phải đề phòng các vị trí là: Nền đê địa chất xấu, đặc biệt là khu vục đê Phú Thịnh – Mai Động – Đức Hợp từ K108 – K111 + 300 là nơi thường xuyên xảy ra đùn sủi khi lũ lên cao. Năm 2016, xây dựng 38 giếng giảm áp tại xã Mai Động, Phú Thịnh. Đây vẫn được xác định là một trọng điểm cấp huyện về đùn sủi năm 2018.

10-03-16_nh_2
Tuyến đê tả sông Hồng được đầu tư cải tạo nâng cấp, kết hợp làm đường giao thông theo tiêu chuẩn đường đồng bằng cấp 4, tải trọng trục 10T, vận tốc 40km/h

Khu vực này có sự cố diễn biến phức tạp cần phải chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra. Qua quá trình xử lý rút ra kinh nghiệm, riêng xử lý mạch đùn sủi khu vực đê Mai Động – Phú Thịnh - Đức Hợp huyện Kim Động sử dụng vật liệu làm lọc ngược bằng rơm rạ, cát vàng, đá dăm có hiệu quả cao hơn bằng vải lọc.

Khu vực đê từ Tứ Dân đến Chí Tân thuộc đê tả sông Hồng trước đây có nhiều thẩm lậu và đùi sủi. Tuy nhiên từ năm 1971 đến nay vẫn chưa được thử thách trực tiếp với lũ, vì phía ngoài có đê bối Khoái Châu bao bọc, nếu lũ cao vỡ bối Khoái Châu thì đoạn đê này sẽ có thể xảy ra nhiều sự cố.

Đối với khu vực đê trong Nghi Xuyên, nền đê địa chất xấu. Những năm trước đây đã nhiều lần xuất hiện bãi đùn sủi, đặc biệt tại vị trí xây dựng trạm bơm Nghi Xuyên. Tuy nhiên, từ sau năm 1996 đã đắp tầng phủ và làm hệ thống giếng lọc đến nay chưa xuất hiện lại. Nhưng do đào, bới tầng phủ phía đồng để xây dựng trạm bơm Nghi Xuyên năm 2014 thì đoạn đê này có thể xảy ra sự cố về đùn sủi.

Khu vực đê thuộc huyện Văn Giang rất cần chú ý. Khu vực này lịch sử xảy ra nhiều sự cố phức tạp. Năm 2016 xuất hiện lún, nứt mặt đê, vết nứt có chỗ rộng tới 2cm, chiều dài khoảng 400m, mặt đường lún lệch có chỗ tới 20cm, thân đê cũng bị lún sệ về phía sông. Đoạn đê này được thiết kế và thi công đến nay đã hoàn thành đắp áp trục mở rộng mặt về phía sông và đắp cơ phản áp phía sông rộng 40m, trong mùa mưa bão cần được theo dõi thường xuyên.

Các vị trí dạn nứt mặt đê năm 2016 thuộc khu vực Khoái Châu, Kim Động trong mùa mưa, bão cần được theo dõi chặt chẽ.

Những nơi trước đây xảy ra nứt đê, nơi có đầm ao sát chân đê và những khu vực có nhiều tổ mối, những điểm mặt thoáng sông rộng chưa có tre chắn sóng là những vị trí có thể xảy ra sự cố khi lũ cao, phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.

Đối với tuyến đê tả Luộc cần phải đề phòng những vị trí trước đây đã xảy ra nứt đê K13+700-K13+800, K15+640-K15+740; nơi có đầm ao sát chân đê và những khu vực có nhiều tổ mối, những điểm mặt thoáng sông chưa có tre chắn sóng K11+450-K11+550 là những vị trí có thể xảy ra sự cố khi lũ cao, phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.

“Xác định rõ công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm trong mùa mưa bão, chỉ huy thực hiện phải có quan điểm “thường xuyên”, “liên tục” và “ toàn diện”. Thực hiện phương châm “Chủ động phòng tránh – Đối phó kịp thời – Khắc phục khẩn trương” nhằm giảm nhẹ đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong mùa mưa bão 2018, Chi cục đã tiến hành kiểm tra, đôn đốc các huyện, thành phố chủ động ứng phó với tình hình có thể xảy ra trên địa bàn. Theo dõi chặt chẽ diễn biến của đê điều, thời tiết, thường trực trực ban liên tục 24/24” ông Nguyễn Văn Minh cho biết.

Chi cục Quản lý đê điều và PCLB Hưng Yên luôn chủ động ứng phó với tình hình lũ bão phức tạp, thường xuyên trục ban liên tục 24/24h, theo dõi chặt chẽ diễn biến của đê điều, thời tiết. Thực hiện tốt chức năng tham mưu của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh về kỹ thuật, vật tư, phương tiện... Giúp tỉnh thực hiện thắng lợi kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018 đảm bảo an toàn hệ thống đê điều chống lũ.

Các Hạt Quản lý đê thường xuyên kiểm tra phát hiện, ngăn chặn, lâp biên bản theo thẩm quyền và tham mưu cho chính quyền địa phương xử lý kịp thời các vi phạm Luật Đê điều mới phát sinh, tái vi phạm và vi phạm cũ còn tồn tại. Giúp địa phương cương quyết xử lý các vi phạm như: làm nhà, xấy dựng công trình phụ, xây dựng lều quán, nhà xưởng... trong phạm vi bảo vệ đê điều.

Cùng đó, kiểm tra xử lý kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân không phát hiện kịp thời, không lập biên bản báo cáo chính quyền địa phương xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn tỉnh (nếu có). Thường xuyên kiểm tra công tác đê điều trong và sau lũ, phát hiện kịp thời các sự cố, diễn biến của đê điều để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.