| Hotline: 0983.970.780

Lùm xùm chuyện doanh nghiệp treo băng rôn 'lên án' BQL Khu kinh tế

Thứ Năm 09/04/2020 , 21:26 (GMT+7)

Công an tỉnh Gia Lai đã vào cuộc vụ doanh nghiệp treo hàng loạt băng rôn lên án Ban quản lý Khu kinh tế (BQLKKT) tỉnh Gia Lai cản trở đơn vị này phát triển.

Rất nhiều băng rôn lên án BQLKKT tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Rất nhiều băng rôn lên án BQLKKT tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tuấn Anh.

Ngày 9/4, Công an tỉnh đã có báo cáo tình hình vụ việc Công ty TNHH MTV Sinh học Minh Hoàng Gia Lai (Minh Hoàng Gia Lai) treo băng rôn trên tường rào tại khu công nghiệp Trà Đa nhằm lên án BQL Khu kinh tế tỉnh Gia Lai.

Qua nắm bắt tình hình bước đầu xác nhận, Công ty Minh Hoàng Gia Lai đang triển khai thi công xây dựng dự án nhà máy phân bón tại Khu công nghiệp Trà Đa và có đấu nhờ điện của Công ty Phát triển hạ tầng khu kinh tế Trà Đa (thuộc BQL Khu kinh tế tỉnh).

Ngày 24/3, đoàn kiểm tra BQL Khu kinh tế phát hiện một số sai phạm Công ty Minh Hoàng Gia Lai đang thi công tại lô C1-2. Cụ thể, hàng rào trước mặt xây móng đá hộc vượt 3,3m so với kích thước cho thuê; đào móng hàng rào mặt bên, san dọn mặt bằng, rào lưới B40 ngoài phạm vi khu đất đã cho thuê.  

BQL Khu kinh tế đã yêu cầu Công ty Minh Hoàng Gia Lai thi công đúng hồ sơ thiết kế, và tháo dỡ các hạng mục xây dựng ngoài phạm vi ranh giới trước ngày 31/3 nhưng công ty không thực hiện.

Đến ngày 1/4, BQK Khu kinh tế Gia Lai quyết định không cho Công ty Minh Hoàng Gia Lai đấu nhờ điện trong quá trình chờ đấu nối với Điện lực TP Pleiku.

Không đồng tình với cách giải quyết của BQL Khu kinh tế tỉnh, Công ty Minh Hoàng Gia Lai đã cho treo 6 băng rôn với các nội dung: Cán bộ BQL Khu kinh tế vi phạm pháp luật nghiêm trọng tại các điều 178,179, 356... của Bộ luật Hình sự 2015; cán bộ BQL Khu kinh tế lợi dụng chức vụ quyền hạn phá hoại tài sản của doanh nghiệp...

Đến sáng 3/4, ông Hoàng Minh Phương, đại diện Công ty Minh Hoàng, cùng 2 nhân viên mang theo 2 băng rôn và một số dàn máy vi tính để bàn tới trụ sở BQL Khu kinh tế tỉnh Gia Lai lớn tiếng với nhân viên, cán bộ, lãnh đạo của BQL Khu kinh tế Gia Lai. Chỉ đến khi lực lượng công an có mặt thì trật tự mới được vãn hồi. 

Đến tối ngày 4/4, Công ty Minh Hoàng Gia Lai mới cho tháo dỡ băng rôn, đồng thời BQL Khu kinh tế mở điện lại để doanh nghiệp tiếp tục triển khai thi công xây dựng công trình.

Vụ việc vẫn chưa hết lùm xùm. Ảnh: Tuấn Anh.

Vụ việc vẫn chưa hết lùm xùm. Ảnh: Tuấn Anh.

Sáng ngày 9/4, Công ty Minh Hoàng Gia Lai chính thức gửi đơn tố cáo BQL Khu kinh tế lên các cơ quan ban ngành của tỉnh Gia Lai.

Ông Hoàng Minh Phương, Chủ tịch HĐQT Công ty Minh Hoàng Gia Lai cho biết: Khi BQL Khu kinh tế xuống làm việc, chúng tôi không có ở công ty nên không thể ký vào biên bản làm việc. Ngay lập tức, BQL Khu kinh tế đã tự ý ngắt điện gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.

Về việc xây móng đá hộc vượt quá 3,3m, ông Phương lý giải, trước đây phần đất này đã bàn giao cho công ty thuê, nhưng do bị “đầu voi đuôi chuột” nên công ty điều chỉnh cho hợp phong thuỷ, sau này sẽ xin bổ sung vào dự án.

Con phần đất rào lưới B40 ngoài phạm vi đất cho thuê được ông Phương giải thích: “Tôi chỉ muốn làm đẹp, bảo về môi trường cho khu công nghiệp. Nhiều công ty khác cũng làm hàng rào, trồng hoa tương tự như chúng tôi nhưng sao không bị xử lý”.

Trong khi đó, ông Trần Quang Thái, Phó trưởng BQL Khu kinh tế Gia Lai cho biết: Chúng tôi đã tạo điều kiện hết sức cho doanh nghiệp, nhưng khi bị phát hiện sai phạm thì doanh nghiệp lại không chấp hành còn treo băng rôn làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị. Hiện tại, đơn vị đang phối hợp với các sở ban ngành xử lý vụ việc theo đúng quy định pháp luật. 

Xem thêm
Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm