| Hotline: 0983.970.780

Vụ 'hô biến' người Thái thành người Ơ-đu ở Nghệ An: Trách nhiệm của ai?

Thứ Sáu 24/07/2020 , 10:00 (GMT+7)

Ai khảo sát, ai lập danh sách, ai tham mưu, ai thẩm định, ai phân vốn? Đó là điều dư luận thực sự quan tâm trong Đề án phát triển người Ơ-đu.

Những chuồng bò có mức giá hàng trăm triệu đã mọc lên tại bản Văng Môn, nơi có người Ơ-đu sinh sống. Ảnh: VK.

Những chuồng bò có mức giá hàng trăm triệu đã mọc lên tại bản Văng Môn, nơi có người Ơ-đu sinh sống. Ảnh: VK.

Căn cứ các quy định liên quan và trên cơ sở Tờ trình số 419/BDT.CSDT ngày 1/8/2019 của Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An về việc thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật các hạng mục công trình: “Hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài” và “Hỗ trợ khai hoang đất sản xuất” áp dụng cho người Ơ-đu tại Nghệ An.

Tháng 10/2019, Sở NN-PTNT đã ban hành Công văn số 492/TĐ.SNN-QLXD. Theo đó, cả 2 hạng mục trên đều thuộc Đề án: Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát kiến xây chuồng bò có mức giá hàng trăm triệu được đưa ra trên cơ sở thống nhất của các bên liên quan. Ảnh: VK.

Phát kiến xây chuồng bò có mức giá hàng trăm triệu được đưa ra trên cơ sở thống nhất của các bên liên quan. Ảnh: VK.

Địa điểm xây dựng thuộc bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương. Chủ đầu tư là Ban Dân tộc tỉnh, nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước.

Theo tinh thần công văn, giá trị dự toán trình thẩm định của hạng mục hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài trên 12.600.000.000 đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm phần đa, với số tiền hơn 11.300.000.000 đồng.

“Kết quả” trên được kết thành dựa theo các Văn bản góp ý của các Sở (Kế hoạch - Đầu tư, NN-PTNT, Tài chính, Tài nguyên môi trường), của UBND huyện Tương Dương, UBND xã Nga My về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ-đu năm 2019…

Trên tinh thần đó sẽ tiến hành xây mới 3 mẫu chuồng trại chăn nuôi gia súc phù hợp với địa hình từng hộ (77 gia đình) đã được điều tra, khảo sát. Qua phân loại có 4 chuồng đơn loại 1, 10 chuồng đôi loại 2 và 53 chuồng loại 3.

Đi vào chi tiết, chuồng loại 1 là chuồng dọc, hố phân thiết kế phía sau. Kích thước ô chuồng là 4,5 x 6,69m, chiều cao nền 0,35m, chiều cao tường 2,7m.

Phía trước là đường dốc rộng 0,8m, tường xây 2 bên có lỗ thông hơi bằng gạch bê tông không nung, trước và sau có hệ thống bạt cuốn che lạnh vào mùa đông…

Dư luận cho rằng thay vì đầu tư tiền tỷ vào hệ thống chuồng bò, nên dùng số tiền đó vào những việc làm khác có ý nghĩa hơn. Ảnh: VK.

Dư luận cho rằng thay vì đầu tư tiền tỷ vào hệ thống chuồng bò, nên dùng số tiền đó vào những việc làm khác có ý nghĩa hơn. Ảnh: VK.

Chuồng loại 2 cơ cấu bố trí như chuồng loại 1, khác biệt là kích thước tăng gấp đôi, áp dụng cho 2 hộ gia đình, ở giữa 2 nhà bố trí máng tôn thu nước và ống thoát D90. Trong khi đó, chuồng loại 3 là mẫu chuồng ngang, hố phân nằm một bên…

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc vùng cao thoát nghèo, sớm ổn định cuộc sống là chủ trương thiết thực.

Thế nhưng bỏ ra khoản kinh phí khổng lồ để xây dựng hệ thống chuồng bò hoành tráng (ít nhất trên 200 triệu/chuồng) trong bối cảnh đời sống của người dân còn bộn bề gian khó là điều bất hợp lý và vô cùng phản cảm.

Để rộng đường dư luận, thiết nghĩa lãnh đạo tỉnh Nghệ An cần chỉ đạo quyết liệt, qua đó làm rõ những vấn đề đáng ngờ để tránh tình trạng tiêu xài tiền ngân sách vô tội vạ.

Nơi ở tạm bợ (phải) của các hộ dân, hình ảnh đối lập hẳn với nhứng chuồng bò được xây mới bên cạnh. Ảnh: VK.

Nơi ở tạm bợ (phải) của các hộ dân, hình ảnh đối lập hẳn với nhứng chuồng bò được xây mới bên cạnh. Ảnh: VK.

Không chỉ những “lùm xùm” nơi hệ thống chuồng bò tiền tỷ, thực chất Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội dân tộc Ơ-đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025 đã xảy ra sai sót nghiêm trọng ngay từ trong trứng. Chẳng hiểu vì lý do gì, các bên liên quan vẫn cố tình đưa vào danh sách hỗ trợ 45 hộ với 231 nhân khẩu ở bản Đửa, dù thực chất chẳng phát hiện có… bất kỳ người Ơ-đu nào tại bản này.

Liên quan tới sai phạm tại Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ-đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2025, Công an tỉnh Nghệ An đã bắt 3 nghi phạm gồm: Kim Văn Bốn (38 tuổi), cán bộ Phòng chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An; Nguyễn Tâm Long (46 tuổi), Phó trưởng Phòng Chính sách dân tộc thuộc Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An; Lê Văn Sơn, Giám đốc Công ty Văn Sơn, trụ sở tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Xem thêm
Hà Lan sẵn sàng giúp Việt Nam đạt mục tiêu về xuất khẩu nông sản

Trưa 19/3, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan họp song phương với đoàn công tác Hà Lan do Bộ trưởng Chính sách Tự nhiên và Nitơ Christianne van der Wal dẫn đầu.

Đồng Tháp đặt mục tiêu thành tỉnh kiểu mẫu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu là biến Đồng Tháp trở thành địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực nông nghiệp và trở thành trung tâm nông nghiệp, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa dừng thu phí buổi tối

Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai đến Sa Pa dừng thu phí trong thời gian thi công từ 18h hôm trước đến 6h sáng hôm sau. Ban ngày thu phí bình thường.