| Hotline: 0983.970.780

Luôn lắng nghe và cùng chia sẻ

Thứ Tư 24/12/2014 , 08:20 (GMT+7)

Kể từ khi Tập đoàn Anh quốc Tate & Lyle đặt chân đến vùng đất Phủ Quỳ (Nghệ An) đã tạo ra dấu mốc hoàn toàn khác biệt.

Trước kia, vùng đất này luôn gắn với những mỏ khoáng sản bất tận, đó cũng là miếng cơm manh áo của người dân nơi đây.

Đồng hành với nhà nông

Cty Liên doanh Mía đường Nghệ An Tate & Lyle được thành lập vào ngày 3/2/1996 (trụ sở đóng tại xã Nghĩa Xuân, Quỳ Hợp, Nghệ An) với tổng số vốn đầu tư lên đến 90 triệu đô la Mỹ.

Tháng 11/2013 được xem là bước ngoặt lịch sử của Cty khi thực hiện chuyển đổi chủ sở hữu sang Tập đoàn TH - đơn vị hàng đầu trong ngành chế biến sữa tươi sạch tại Việt Nam và chính thức đổi tên thành Cty TNHH Mía đường Nghệ An (NASU).

Những năm qua, nông dân thường xuyên phải đối mặt với vòng luẩn quẩn: Được giá mất mùa, được mùa mất giá. Để gỡ khó, Cty đã thực hiện chủ trương điều chỉnh giá cả thu mua đầu vào, bằng mọi giá phải cứu lấy vùng nguyên liệu.

“Giá mía xuống kéo theo giá đường xuống, dĩ nhiên thu nhập sẽ giảm theo, tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ bào mòn niềm tin của bà con, do đó chúng tôi buộc phải tính toán kỹ lưỡng từng đường đi nước bước để cải thiện tình hình”, ông Nguyễn Mạnh Lợi, Phó TGĐ Cty tiết lộ.

Một trong những vấn đề đáng lưu tâm của nghề trồng mía chính là dịch bệnh, trong đó bệnh chồi cỏ là mối nguy hại hàng đầu. Năm 2008 chỉ mới xuất hiện rải rác trên một số điểm nhưng loáng cái đã bùng phát dữ dội rồi lan rộng ra khắp vùng nguyên liệu với diễn biến hết sức khó lường, hệ quả là người nông dân trắng tay, doanh nghiệp điêu đứng.

Cty đã triển khai “Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển trồng mía vụ thu 2014 sử dụng giống mía sạch”, áp dụng cho các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình nằm trong vùng quy hoạch.

Đối tượng tham gia được hỗ trợ không hoàn lại 1.000.000 đồng/ha (đất khai hoang, đất chuyển đổi từ các loại cây công nghiệp, ăn quả); 2.000.000 đồng/ha (từ ruộng lúa sang trồng mía)…

Sau quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, bộ giống mới (QD93-159; ROC10; ROC16; LK92-11; MY55...) được đưa vào SX đại trà đã cho nhiều kết quả đáng mừng, không chỉ kháng bệnh tốt mà còn tăng năng suất thấy rõ, từ mức 600.000 tấn (năm 2012) lên trên 1.000.000 tấn (năm 2013 và 2014).

14-24-03_2
Cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn

Chủ trương bao tiêu sản phẩm cho nông dân vẫn tiếp tục được duy trì, bên cạnh đó NASU cũng áp dụng chính sách tăng giá cho những lô mía có chữ đường cao để kích cầu, riêng với mía giao tại nhà máy có độ đường lớn hơn 0,5 CCS so với độ đường bình quân sẽ được cộng thêm 60.000 đồng/CCS (6.000 đồng/0,1 CCS) và hỗ trợ thêm 20.000 đồng cho mỗi tấn mía sau thu hoạch được vận chuyển về đến nhà máy trong tuần đầu tiên của vụ ép…

Xuyên suốt quá trình hoạt động, Cty TNHH Mía đường Nghệ An thực sự là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nhà nông, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội miền Tây xứ Nghệ. Ngoài 300 lao động thường xuyên làm việc trong nhà máy, Cty còn trực tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 20.000 hộ nông dân với tổng nguồn thu khoảng 800 tỷ đồng/năm.

Đề án mang tính đột phá

Trong bối cảnh ngành mía đường đang có sự cạnh tranh cực kỳ khốc liệt, NASU buộc phải thay mới mình để tạo nên cú hích mang tính đột phá, lời giải cho bài toán ấy chính là đề án: Cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng mía giai đoạn 2015-2020.

Trên cơ sở sẵn có, Cty sẽ tái cấu trúc tổ chức để tập trung nguồn lực cho nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT phù hợp với tập quán canh tác của nông dân.

“Đưa ứng dụng công nghệ hiện đại vào chế biến để phát triển Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân bền vững để tăng sức cạnh tranh trên thị trường, từng bước trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực SX và cung cấp mía đường”, bà Thái Hương, Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Mía đường Nghệ An.

Phải nhắc đến đầu tiên là sự ra đời của bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D), bộ phận này có nhiệm vụ nhập nội, khảo nghiệm các giống mía mới; xây dựng các chương trình lai tạo giống mía trong vùng nguyên liệu và tìm ra các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu, đảm bảo an toàn cho “3 bên”: Môi trường, cây trồng và người lao động.

Kế đó là bộ phận khuyến nông mới (sáp nhập giữa bộ phận cung cấp mía vào khuyến nông) với mục đích triển khai chính sách phát triển đến người nông dân nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm của nhà máy sẽ trực tiếp xuống tận đồng tư vấn, hướng dẫn bà con áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV nhằm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng.

Ngoài ra còn thúc đẩy người dân tiến tới SX trên những cánh đồng mẫu lớn, vừa để tăng năng suất cây trồng, đồng thời tận dụng được nguồn lá mía dồi dào cung cấp cho trang trại TH Milk để làm thức ăn cho bò sữa.

14-24-03_3
Công ty sẽ mở rộng thêm vùng nguyên liệu

Một điểm nhấn đáng chú ý khác trong đề án lần này là việc thành lập CLB Nông dân trồng mía đạt thu nhập cao. Mỗi thành viên muốn tham gia phải đạt được 3 tiêu chí bắt buộc: Diện tích liền khoảnh tối thiểu 1 ha, năng suất bình quân 100 - 120 tấn/ha/vụ và đạt độ đường trêm 11 CCS;

Trên cơ sở các dữ liệu này sẽ phân thành 3 cấp riêng biệt: Hội viên vàng (năng suất đạt 120 tấn/ha); hội viên bạc (110 tấn/ha) và hội viên đồng (100 tấn/ha).

Ngoài những chính sách chung, các thành viên sẽ được hưởng nhiều chế độ ưu tiên trong việc áp dụng các tiến bộ KHKT, được tạo điều kiện đi tham quan, học tập các mô hình tiên tiến trong, ngoài nước.

“Quan điểm của Cty là cố gắng duy trì, chia sẻ lợi nhuận với người nông dân. Chúng tôi tin rằng CLB sẽ là sân chơi hữu ích giúp bà con được giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau”, ông Nguyễn Mạnh Lợi chia sẻ.

Hiện tại và trong tương lai, chắc chắn diện tích trồng mía của Cty sẽ tiếp tục giảm (chuyển sang trồng cỏ phục vụ dự án bò sữa TH; nông dân chuyển hướng sang các loại cây ăn quả có giá trị cao; nhường đất cho các dự án phát triển KT-XH…) nên về lâu về dài, NASU đã có sự tính toán kỹ lưỡng cho tương lai.

Phương án thành lập vùng nguyên liệu mía số 6 đã được tính đến, nếu không có gì thay đổi, nhà máy sẽ mở rộng quy mô thêm 2.000 ha, tập trung tại 3 huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu và Yên Thành.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất