| Hotline: 0983.970.780

Luồn rừng săn mi chọi

Thứ Ba 07/09/2010 , 15:30 (GMT+7)

Thú chơi chim hoạ mi chọi đang là mốt của những đại gia dư tiền. Một chú mi “chiến” có giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng. Chính vì thế, nhiều thợ săn miền sơn cước đã ngày đêm luồn rừng để săn loài chim có tiếng là “quản ca” trong điểu giới về bán.

“Chợ” bán họa mi chọi vùng cao
Thú chơi chim hoạ mi chọi đang là mốt của những đại gia dư tiền. Một chú mi “chiến” có giá hàng chục đến cả trăm triệu đồng. Chính vì thế, nhiều thợ săn miền sơn cước đã ngày đêm luồn rừng để săn loài chim có tiếng là “quản ca” trong điểu giới về bán. 

1. Ngồi bên bậu cửa nhà sàn đưa ánh mắt sắc lẹm như dao về phía rừng già, lão Khon không khỏi chạnh lòng. Với lão, rừng là bạn và cũng là ân nhân của bà con bản Cọi (xã Thượng Lâm, huyện Na Hang, Tuyên Quang). Ngày ấy khu rừng trước bản có nhiều thú hoang và chim chóc. Trong số hàng trăm loại chim sinh sống ở rừng, lão Khon thích nhất là những chú hoạ mi. Mỗi sáng thức giấc, những chú hoạ mi hót vang trời. Thứ âm thanh trong trẻo, vang lanh lảnh luồn qua muôn ngàn lá rừng vọng về tận bản sao mà mượt mà và êm dịu như một bản nhạc rừng. “Nghe hoạ mi hót khiến tâm hồn mình thật thanh thản”, chưa kịp nói hết câu giọng lão Khon bỗng trùng xuống: “Ấy vậy mà “đặc sản” đó ở đây giờ ngày càng thưa vắng”.

Lão Khon bảo, muốn đi xem săn mi rừng, cứ theo thằng Sang ở bản Nà Tồng. Nghe lời lão, tôi mon men sang làm quen, ngõ hầu được cùng hắn đi một phen. Sau một hồi tỷ tê, Sang đồng ý. Lênh đênh trên lòng hồ thuỷ điện Na Hang khoảng nửa buổi sáng, chúng tôi dừng chân bên một dãy núi đá cao sừng sững. Đây là nơi còn nhiều rừng già. Chúng tôi giúp Sang dựng lều, Sang tìm nơi đặt bẫy. Chiếc bẫy này của Sang rất đơn giản. Một chú chim hoạ mi làm mồi nhử nhốt trong lồng. Phía trên Sang cài một mảnh lưới ôm gọn lấy chiếc lồng. Phía dưới mảnh lưới, hắn gắn 1 cái chốt giống như cái bẫy sập.

Sang treo bẫy lên cây và đẩy tấm lưới lên trên. Đến lúc này Sang mới mở mảnh vải chùm lồng chim ra. Chú chim trong lồng nhìn thấy rừng xanh như bừng tỉnh bản năng. Chúng nhảy nhót, hót vang lừng. “Cứ hót đi. Tý nữa cố mà rủ vài đồng loại của mi cho ta”, hắn láu lỉnh nhìn mấy chú chim và mắng. Đặt bẫy xong đâu vào đấy, Sang bảo tôi lấp vào lán. Mấy chú chim họa mi bị “cầm tù” giờ nhìn thấy rừng xanh, con nào con nấy căng lồng ngực mà hót. Tiếng hót của chúng nghe thật ai oán, luồn qua muôn vạn mắt lá. Đến chiều thì cơn mưa rừng xối xả đổ xuống. Cả khu rừng bị bao phủ trong làn sương khói. Chiều chạng vạng mưa đã ngớt. Nhìn bầu trời quang đãng, trong lành Sang có vẻ đắc trí: “Đây mới là lúc lũ chim rừng đi tìm bạn”.

Quả nhiên chỉ lát sau lũ chim hoạ mi rừng đã kéo đến bên mấy chiếc lồng. Lạ thay, không con nào chịu đậu vào trên chiếc lồng mà chúng chỉ bay quanh quẩn vòng ngoài. Ngồi trong lán theo dõi tình hình trên Sang vẫn bình thản. Theo Sang, chúng đang thăm dò xem kẻ lạ mặt kia là ai. Với đà này chỉ sáng mai có con dính bẫy.

Đêm nơi miền sơn cước xuống nhanh. Mặt trời vừa khuất sau đỉnh núi bóng tối đã đổ sập xuống. Lần đầu được ngủ giữa rừng cảm giác thật lạ. Những câu chuyện về chim hoạ mi của Sang đã khiến thời gian trôi nhanh hơn. Sáng hôm sau Sang dậy sớm. Hắn lặng lẽ lấp sau một gốc cây và ngồi án binh bất động. Phía mấy lồng chim hàng loạt tiếng hót được cất lên. Không còn ngần ngại như chiều qua, mấy chú chim hoạ mi rừng đã mạnh dạn tiến lại chiếc lồng. Cái bẫy sập đã được Sang nguỵ trang thêm vài chiếc lá nên lũ chim bị đánh lừa.

Một con, 2 con rồi 3 con thi nhau nhảy nhót cùng con chim đang bị nhốt trong lồng. Hai đối thủ bám bên cửa lồng, thi nhau mổ và đưa cặp chân có móng vuốt để túm đầu, khoá chân nhau. Chim trong lồng bị đòn đau kêu choe choé, miệng, chân chảy đầy máu, lông rụng tơi tả trên sàn lồng. Một đấu sĩ bị nhốt trong lồng, 1 võ sĩ bên ngoài đánh nhau liên hồi mà chưa phân thắng bại. Khi trận đấu đang diễn ra hết sức căng thẳng thì bỗng nghe tiếng xoạch. Chú chim ngoài lồng định bỏ chạy nhưng đã bị sập bẫy. Đồng bọn của chúng hoảng quá bay táo tác về phía xa...

2. Ở vùng núi rừng này, có lẽ ít ai hiểu và chịu khó tìm hiểu về mi chọi như Sang. Nằm 1 đêm với hắn, chả có chuyện gì về họa mi là hắn không tường. Đặc tính của loài hoạ mi là nhất khoảnh rừng, thấy có đối thủ là cất tiếng hót khiêu chiến xung trận. Tiếng hót đanh, ngắt quãng là lúc chim đang hưng phấn. Khi hai chim chọi gặp nhau ở trong lồng, hai đối thủ xuống cầu bên cửa lồng búng cánh, chiếc mỏ vàng liên tục mổ nan lồng phát ra tiếng kêu bộp bộp. Khi chim hoạ mi cất giọng hót, những giai điệu rõ ràng và trong vắt khiến người ta say mê. Khi chim hoạ mi chọi thì quyết liệt sống - chết, xứng danh bậc quân tử.

Tính cách của hoạ mi vừa cao sang, cầu kỳ lại ương ngạnh, khó tính, khác hẳn nhiều loại chim rừng khác. Bởi thế, việc thuần hoá hoạ mi không hề đơn giản. Chơi chim hoạ mi chọi lý thú nhưng rất cầu kỳ. Để có được một con chim “máu chiến”, người chơi phải tuyển lựa từ khi chim còn non, phải trông tướng chim, từ đầu, mặt, đôi mắt, móng chân, màu lông, đến tìm hiểu nguồn gốc sinh trưởng, tập quán của chim.

Hoạ mi có ánh mắt màu vàng nhạt, hơi tối hoặc mắt xanh, mí dày; chân hình cành đào, móng ngắn; mỏ “sẻ” hoặc búp đa, gốc mỏ to, thẳng, dầy và ngắn; đuôi cân đối; đầu to bự; lông ngắn là lý tưởng. Việc nuôi chim rất cẩn thận, như việc cho ăn, tưởng đơn giản song khá phức tạp. Nếu không cẩn trọng, khi cho chim ăn cào cào, châu chấu mà giữ nguyên chân thì vuốt sắc ở chân có thể làm xước cổ họng loài “Hùng Điểu”, “Vương Điểu” này. Muốn chim sung sức, ngoài nguồn thức ăn "tươi sống" trên, người nuôi phải cho chim ăn gạo rang trộn lòng đỏ trứng gà, nước uống phải là nước mưa. Hàng ngày còn cho chúng tắm nắng, tắm nước để không sinh rận và giúp chim khoẻ hơn…

3. Lão Khon lặng lẽ dẫn chúng tôi sang nhà lão Cược ở gần đó. Lão Cược có rất nhiều lồng chim treo trước hiên nhà. Chỉ có điều tất cả các lồng đều trống trơn. Lần đầu gặp chúng tôi lão Cược có vẻ hơi e dè: “Không có chim bán nữa đâu. Tôi thả chúng về rừng cả rồi...”. Qua tuần trà, lão Cược đã thân thiện hơn. Nhìn quanh ngôi nhà nhà lão Cược treo vô số bẫy và thú nhồi bông, tôi biết lão là một thợ săn có hạng ở nơi này. Từ xưa đến nay chưa ai vượt qua được lão về tài năng bẫy chim hoạ mi.

Sơn “trọc”, một đại gia chơi mi chọi ở Bạch Mai (Hà Nội) không biết bao lần ôm tiền lên Na Hang để săn chim. Lần này, Sơn giắt lưng theo khoảng hơn trăm triệu, vì họa mi ở đây ngày càng hiếm. Nếu có “hàng”, hắn sẽ dốc toàn bộ ngân khố để mang chim về, còn nếu không, thì lại phải chuyển địa điểm “ăn hàng” lên khu vực miền núi cao hơn, có thể là Hà Giang.
Lão sinh ra và lớn lên giữa chốn rừng già nên lão được các bậc tiền bối, truyền lại cho nhiều bí kíp của nghề săn. Ngay từ nhỏ lão đã rất thích chim hoạ mi hót sau vườn mỗi sáng. Tiếng hót trong như tiếng suối xa của lũ chim hoạ mi khiến lão nghe nhiều đâm nghiện. “Lũ chim yêu tự do, yêu bầu trời nên chúng hót hay lắm. Khổ nỗi mấy anh hoạ mi có máu là thích “choảng” nhau. Hễ cứ gặp nhau là anh chim đực phải “giao chiến”. Những cuộc “thư hùng” giữa chúng diễn ra rất gay go. Có cuộc chiến một mất, một còn. Nhiều hôm tôi mải xem hoạ mi chọi nhau quên cả đuổi trâu về nhà bị bố mẹ mắng như tát nước”.

Thế rồi phong trào chơi chim họa mi chọi ở dưới xuôi phát triển sẵn có máu nghề săn, lão lao vào bẫy chim mang bán. Những chú chim hoạ mi dù tinh quái đến mấy cũng bị lão “triệu tập” vào lồng rồi xuất về xuôi. Sau vài năm đi săn, lão tuyển được ngót nghét 100 con hoạ mi chiến. Cuộc sống của lão cũng thay đổi hẳn. Những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền nhà lão ngày một nhiều hơn. Số lần lão luồn rừng nhiều hơn thường lệ. Chẳng mấy chốc những “ca sĩ” của núi rừng dần vắng bóng.

“Một lần tôi bị trận ốm thập tử nhất sinh. Nằm dài ở nhà mà tôi không nghe thấy tiếng chim hót khiến tâm hồn cô quạnh. Những đồng tiền kiếm được từ việc bắt chim cũng không làm tôi vui hơn. Sau trận ốm đó, tôi quyết định thả sạch hoạ mi về rừng và giải nghệ”, lão Cược nhớ lại.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm