| Hotline: 0983.970.780

Lưỡng bản già làng

Thứ Hai 24/03/2014 , 06:38 (GMT+7)

Dòng A Sáp ôm theo đường biên giới dù chỉ vài chục cây số nhưng trước khi trở lại đất bạn, đã kịp gửi những hạt phù sa yêu thương để vun đắp cho tình hữu nghị Việt - Lào.

Dòng A Sáp ôm theo đường biên giới A Lưới (TT-Huế), dù chỉ vài chục cây số nhưng trước khi trở lại đất bạn, đã kịp gửi những hạt phù sa yêu thương để vun đắp cho tình hữu nghị Việt - Lào.

Ở vùng biên ải xa xôi này, người ta ví ông Đặng Sơn Thi là "lưỡng bản già làng".

Hạt lúa nghĩa tình

Ông Hà Minh Đường, Chủ tịch UBND xã A Đớt (huyện A Lưới), cho biết, A Đớt có 3 thôn giáp Lào là A Tin, Chí Hòa và La Lưng với 230 hộ dân, chừng 700 nhân khẩu. Tiếp giáp bên kia dòng A Sáp là cư dân bản A Róc và Ka Lô (huyện Ka Lừm, tỉnh Sê Kông, Lào).

Trong những năm qua, để kết nối tình hữu nghị, bảo vệ chung đường biên giới hai nước, vai trò của các già làng rất quan trọng. Trong đó, với cư dân vùng biên giới hai nước, từ lâu đã quen với hình ảnh già làng Đặng Sơn Thi làm “đại sứ” đi lại giữa hai thôn bản.

17-17-27_a3
Chơi bóng chuyền giao lưu giữa cư dân hai thôn, bản A Tin và Ka Lô

Khi chúng tôi tìm đến nhà cũng là lúc già Thi tổ chức trao tặng mấy kg lúa giống mà ông huy động được từ các nguồn tài trợ để giúp đỡ cho ông Hồ Xuân Hà (tức Poloang Hear) trong thôn.

Ông Hà là một trong những hộ gia đình khó khăn trong thôn A Tin. Từng là bộ đội, tham gia kháng chiến chống Mỹ ở A Lưới, năm 1969, ông Hà bị ảnh hưởng chất độc da cam nên hai mắt bị mù hẳn.

Trong những năm qua, nhờ sự giúp đỡ của già Thi cùng bà con thôn dân A Tin, khi thì tặng gạo để ăn, hạt ngô làm giống nên cuộc sống gia đình ông Hà đã đỡ vất vả hơn nhiều.

Câu chuyện tặng gạo cho dân bản không còn xa lạ với già Thi nhưng điều khiến mọi người cảm mến ông hơn là hạt gạo nghĩa tình đã theo chân già Thi “vượt biên” qua bản A Róc, Ka Lô của nước bạn, để đến kịp thời những gia đình khó khăn, gieo mầm hy vọng trên nương rẫy.

Dù nắng hay mưa, cứ đều đặn, già Thi băng đường mòn, mang giống lúa, ngô, khoai mỳ (sắn) để giúp dân bản A Róc, Ka Lô trong mùa giáp hạt. Nhờ sự nhiệt thành của ông mà nhiều hộ bên kia biên giới có được cuộc sống ấm no, đầy đủ

Đặc biệt, sự giúp đỡ của già Thi nhiều hơn khi năm 2011, chính quyền, bộ đội biên phòng Cửa khẩu A Đớt đã kết nghĩa bản - bản với cư dân thôn A Róc, Ka Lô.

Nói về già Thi, A Dui, một hộ dân ở bản Ka Lô, cho hay: “Miềng biết ơn già Thi lắm. Từ lâu dân bản mình xem già Thi như già làng của mình vậy. Nhờ già Thi mà miềng chừ có mấy sào chuối, sắn và ngô bên sông A Sap và cả bên suối Tam Rang nữa”.

"Nhằm tăng cường đoàn kết giữa cư dân hai nước, năm 2011 phía đồn biên phòng đã tổ chức kết nghĩa bản - bản giữa cư dân A Tin (xã A Đớt) và Ka Lô. Hiện, đang xây dựng chương trình kế hoạch kết nghĩa giữa Đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt và Đại đội 531 Bảo vệ biên giới Lào. Ngoài ra, trong những năm qua, đơn vị đã phối hợp với bạn tổ chức làm 42 căn nhà cho dân bản Ka Lô, tổ chức khám, chữa bệnh miễn phí, phát chăn màn, phun thuốc phòng chống dịch…", thượng tá Trần Dân Tuệ, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt.

A Dui nhớ lại, đợt đó hết “mùa” đào vàng, gia đình A Dui bó gối ở nhà suốt cả tháng, hạt ngô, hạt lúa cứ cạn dần. Không lấy gì trồng trọt được, đói đến nơi. Già Thi biết được đã tự bỏ tiền túi mua lúa giống mang qua trao tặng cho A Dui.

Không chỉ mình A Dui mà hàng chục hộ dân trong bản Ka Lô, A Róc từng được già Thi giúp đỡ giống cây trồng, bày cho cách gieo hạt lúa, trỉa hạt ngô, dẫn nguồn nước tưới để không còn phải canh tác “nhờ trời” như trước.

Cột mốc sống

Già Thi không chỉ giúp dân bản hai bên đất nước ấm no mà còn ngày đêm không ngừng kết hợp với chính quyền, đồn biên phòng tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo vệ, phát quang đường giới chung.

Cứ mỗi buổi tham gia phát quang, tuyên truyền bảo vệ đường biên giới, già Thi lại nhẹ nhàng giải thích cho dân thôn, bản hai bên hiểu về chính sách của Đảng, Nhà nước về định canh định cư, không phát nương làm rẫy, không săn bắn và xâm nhập qua biên giới trái phép.

Già Thi nhớ lại: Trước khi chưa thành lập bản Ka Lô, thanh niên hai bên bản và thôn A Tin, xã A Đớt thường xuyên qua lại săn bắt thú rừng, chặt gỗ. Trước thực trạng đó mình rất lo. Thế là mình bắt tay vào việc hướng dẫn bà con canh tác cố định, những hộ nào thiếu ăn được giúp đỡ giống cây trồng.

Một mặt chú trọng sinh kế, một mặt già Thi đẩy mạnh tuyên truyền không được săn bắt thú, phá rừng đốn cây. Già nhớ mãi câu chuyện của anh A Zeng ở bản Ka Lô. A Zeng là tay thợ săn có tiếng trong bản. Nhiều lần cùng thanh niên trong bản đi săn, qua lại biên giới để mang thú rừng ra A Lưới bán.

Một buổi sáng già Thi quyết đi gặp A Zeng để giải thích cho anh này hiểu tác hại của việc thường xuyên qua lại biên giới không xin phép.

Biết tiếng già Thi đã lâu, cũng kiêng nể nhưng vì cả chục năm nay chỉ có mỗi cái nghề sống dựa vào rừng, nghe nói đến việc bỏ săn bắn, A Zeng cãi: “Không lên rừng bắt thú thì lấy chi ăn?”.

Già Thi nhẹ nhàng khuyên bảo: Nếu cứ qua bên mình săn bắn, bộ đội, kiểm lâm biết sẽ bắt, vợ con A Zeng ở nhà ai nuôi? Cả bản người ta chấp hành, cớ sao A Zeng không hiểu?

Nói đoạn già Thi vỗ vai A Zeng, hứa sẽ đi vận động cho A Zeng lúa, ngô giống mang từ xuôi lên để trồng. A Zeng chỉ được lên rừng bắt ốc, bắt cá thôi. Già lại bảo, giờ trong bản Ka Lô nhiều nhà trồng trọt nhiều cây trái vừa có ăn, vừa mang ra chợ bán đó, sao A Zeng không thử? Mấy ngày sau già Thi băng rừng gùi mấy a - chói cây giống cho A Zeng thật.

Ở vùng biên A Đớt, thôn dân hai bản bên kia biên giới cũng như những chiến sỹ biên phòng nơi đây gọi già Thi với cái tên vừa quen thuộc vừa lạ lẫm: “Cột mốc sống” của bản làng. Mỗi khi đi đến từng hộ gia đình thôn bản hai bên tuyên truyền về việc bảo vệ an ninh trật tự, tăng dày cột mộc, phát quang đường biên, già Thi đều tham khảo trước ý kiến của Đồn biên phòng A Đớt.

Không chỉ là sợi dây nối của bản làng hai bên, già Thi còn nhiều lần giúp đỡ thôn dân trong cơn hiểm nghèo.

Dân bản Ka Lô, A Róc còn nhớ mãi câu chuyện của anh Pờ Loang, theo bố mẹ đi làm nương rẫy bên sông A Sáp không may bị rắn độc cắn. Cắt đường rừng, đem về bản Ka Lô, dân bản đắp thuốc lá mấy ngày không khỏi. Biết chuyện, già Thi vào vận động gia đình Pờ Loang mang anh ra Phòng khám Quân y Đồn biên phòng A Đớt chữa trị. Nhờ thế Pờ Loang được cứu sống.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm