| Hotline: 0983.970.780

Lưu ý bón phân cho lúa mùa

Thứ Tư 22/07/2015 , 16:52 (GMT+7)

Vụ mùa diễn ra trong điều kiện ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, làm cho cây lúa rút ngắn thời gian sinh trưởng. 

Môi trường đất đầu vụ thường tích lũy nhiều chất độc do rơm, rạ tươi để lại sau thu hoạch vụ xuân, được phân hủy trong điều kiện nhiệt độ cao.

Để có một vụ mùa ăn chắc, bà con cần chú ý chăm sóc lúa; đặc biệt là sử dụng phân bón cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Sinh lý cây lúa vụ mùa thường có 2 giai đoạn cần nhiều dinh dưỡng nhất, đó là giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn làm đòng. Mỗi giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng cân đối khác nhau. Giai đoạn lúa đẻ nhánh cần các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K) theo tỷ lệ phù hợp (1-0,5-1), chất trung lượng như vôi (CaO) > 10%, magiê (MgO) > 8%, silic (SiO2) > 6% và lưu huỳnh, chất vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, mangan…

Giai đoạn lúa làm đòng cần cân đối dinh dưỡng NPK theo tỷ lệ (1-1,5-0,5) và các chất trung lượng như vôi > 15%, magiê > 10%, silic > 15%, lưu huỳnh > 2% và các chất vi lượng.

Do bà con nhận thức còn hạn chế nên việc sử dụng phân bón cho lúa mùa còn bộc lộ nhiều tồn tại như dùng nhiều phân đơn hoặc NPK thông thường, thiếu các chất trung lượng, vi lượng làm cho cây yếu, lá mềm, bẹ thân mỏng sức chống chịu điều kiện ngoại cảnh kém.

Khi gặp mưa giông thường lá bị rách, phát sinh bệnh bạc lá, khô vằn, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu; thậm chí đổ non làm thất thu giảm năng suất đáng kể. Để đảm bảo cho vụ mùa năng suất cao thì việc sử dụng lựa chọn phân bón cân đối, có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng sẽ quyết định đến kết quả của SX.

Nhiều năm qua, nông dân ở đồng bằng sông Hồng, trung du, miền núi phía Bắc đã tin dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa, gồm phân bón lót NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 15%, MgO = 10%, SiO2 = 15%, S= 2%, các chất vi lượng tổng dinh dưỡng trên 58%. Phân bón thúc NPK 16.5.17 có hàm lượng dinh dưỡng N = 16%, P2O5 = 5%, K2O = 17%, CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S= 2%, các chất vi lượng tổng dinh dưỡng trên 60%.

Phân bón NPK 5.10.3 được bón lót sâu trước cấy hoặc trước khi gieo thẳng có lợi ích kép. Đáp ứng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho lúa mới cấy để ra rễ nhanh, hút được nhiều dinh dưỡng, phát triển lá mới và bước vào thời kỳ đẻ nhánh. Lượng phân bón chủ yếu còn lại được dự trữ ở trong lớp đất sâu định hướng cho bộ rễ lúa ăn ở giai đoạn làm đòng, đồng thời lượng vôi ở trong đất khử chua khử độc làm cây không bị nghẹt rễ, phát triển nhanh với mức bón từ 20-25 kg/sào Bắc bộ (360 m2) tùy theo chân ruộng và lượng phân hữu cơ để điều chỉnh mức độ cho phù hợp.

Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khoảng 8-10 ngày sau cấy hoặc có từ 3-3,5 lá đối với lúa gieo thẳng là tiến hành bón thúc NPK 16.5.17.

Phân bón thúc có đặc điểm nổi bật là hàm lượng đạm và kali cân đối (1-1), lân, canxi, magiê, silic có hàm lượng trung bình giúp cho lúa đủ dinh dưỡng đẻ nhánh sớm, đẻ gọn, dảnh to, thân lá đứng, cây khỏe, màu lá xanh sáng, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt.

Bón đồng bộ NPK Văn Điển từ phân lót đến phân thúc tức là cùng một lúc đã cung cấp cho cây lúa đầy đủ, cân đối cả 13 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu. Dàn lúa đồng đều, đòng to chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chống đổ cao.

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.