| Hotline: 0983.970.780

Lý do lốp xe có màu đen

Thứ Năm 07/10/2010 , 12:34 (GMT+7)

Tại sao những chiếc lốp xe thường có màu đen?

Cháu đọc được ở 1 bài báo nói: Khi bị lạc, con người có xu hướng đi đường vòng tròn. Điều này đúng không? Vì sao?

Hồ Lê Giang, Trường THCS Kim Đồng, Quận 5, TPHCM

Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học thuộc Học viện Điều khiển sinh học ở Tubingen( Đức), vừa giải thích vì sao khi bị lạc trong một khu rừng rậm hay sa mạc mà không có những phương tiện định vị như mặt trời, mặt trăng hay bản đồ, la bàn... con người luôn đi thành những vòng tròn mà không hề hay biết.

Bằng nhiều thí nghiệm trong sa mạc Sahara và rừng rậm Bienwald ở Đức khi thời tiết u ám và với những người bịt mắt, họ đã nhận thấy rằng con người luôn đi thành những vòng tròn xoắn ốc theo một chiều hoặc chiều ngược lại khi không có những mốc đánh dấu. Nguyên nhân chủ yếu không phải là do chúng ta luôn có một chân dài hơn hay mạnh hơn chân kia nên đường đi thường bị xiên theo một hướng nhất định, mà bởi trong não bộ của con người việc nhận định đi theo đường thẳng là một hành động không hề đơn giản như ta nghĩ.

Chính những sai lầm nhỏ ngẫu nhiên trong não đã dần chuyển cảm giác về đường thẳng thành đường tròn khiến con người luôn có xu hướng đi lòng vòng một cách tự nhiên

* Tại sao những chiếc lốp xe thường có màu đen?

Hoàng Linh, email: linhhoang_dn@ yahoo.com

Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me. Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh”. Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường.

Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí thiên nhiên hay dầu mỏ. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon đen có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe thường đều có màu đen.

Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon đen sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu. Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lốp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming.

Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp. Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm