| Hotline: 0983.970.780

Lý do người Nhật thích tích trữ giấy vệ sinh

Thứ Ba 02/12/2014 , 09:53 (GMT+7)

Chính phủ Nhật và các công ty sản xuất giấy vệ sinh đang hợp lực đằng sau khẩu hiệu tuyên truyền "Chúng ta hãy tích trữ giấy vệ sinh" như một phần của ngày ngăn chặn thảm họa tại nước này.

* Xin hỏi giấy vệ sinh làm từ gì và tại sao nghe nói người Nhật hay tích trữ nhiều giấy vệ sinh trong nhà?

Nguyễn Lệ Hằng, Gia Lộc, Hải Dương

Giấy vệ sinh đã được biết tới từ thế kỷ 14 tại Trung Quốc. Lúc đó, chỉ có những người trong hoàng tộc là được sử dụng giấy vệ sinh.

Sau đó, giấy vệ sinh đã được làm dưới dạng các tờ giấy với độ dài khoảng 2–3 feet (tương đương với 61–91 cm).

Giấy vệ sinh đã được sản xuất đại trà tại nhà máy vào năm 1857 bởi Joseph Gayetty và sau đó 40 năm, năm 1897 thì giấy vệ sinh dạng cuộn như hiện nay đã được chào bán bởi Scott Paper Company tại Philadelphia (Mỹ).

Theo Reuters, người dân Nhật, nổi tiếng là thận trọng, được khuyên tích trữ giấy vệ sinh nhằm đảm bảo sẽ không bị bắt gặp trong cảnh chưa kịp kéo quần khi trận động đất lần tới tấn công thành phố.

Ngoài ra, dân chúng còn được khuyên tích trữ các món hàng thiết yếu khác như nước uống và thực phẩm.

Chính phủ Nhật và các công ty sản xuất giấy vệ sinh đang hợp lực đằng sau khẩu hiệu tuyên truyền "Chúng ta hãy tích trữ giấy vệ sinh" như một phần của ngày ngăn chặn thảm họa tại nước này, quốc gia vốn thường xuyên hứng chịu các trận động đất.

Sau khi cạn giấy vệ sinh, mọi người bắt đầu dùng khăn giấy và như vậy sẽ gây kẹt toilet.

Có điều đáng nói là, 41% số giấy vệ sinh của Nhật được sản xuất tại những vùng hay phải hứng chịu động đất nhất tại nước này, như Shizouka ở miền trung Nhật, nơi có hơn 80% sẽ hứng chịu một trận động đất lớn ở ngoài khơi trong 30 năm tới.

Dựa trên những gì xảy ra sau sóng thần 2011, làm hàng nghìn người chết, hàng chục nghìn người mất nhà cửa và gây thiệt hại 36,4 tỷ USD, thiếu hụt giấy vệ sinh cũng trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Hiện nay có rất nhiều các loại giấy vệ sinh trên thị trường không an toàn. Giấy phải bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất và ngày sản xuất rõ ràng.

Nên mua giấy vệ sinh một lần nhiều cuộn để dùng dần.

Hiện nay nên mua các loại giấy được đóng gói kín và bán trong siêu thị. Không nên mua loại rẻ tiền không bao bì, không nhãn hiệu.

Nên bảo quản giấy vệ sinh trong tủ khô ráo, dùng đến đâu mới lấy ra đến đấy...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất