| Hotline: 0983.970.780

Lý do Táo quân không mặc quần

Thứ Năm 05/02/2015 , 06:15 (GMT+7)

Truyền thuyết kể lại rằng, ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ "Đội mũ đi hia, chẳng mặc quần".

* Xin cho biết nguồn gốc của tục lệ tiễn ông công ông Táo về trời bắt nguồn từ đâu? Tại sao ông Táo không mặc quần và lại cưỡi cá chép về chầu Trời?

Lương Phan Minh, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Theo tục lệ cổ truyền, người Việt tin rằng, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về Trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm giao thừa Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.

Vị Táo quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người, cho nên để "Vua bếp phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.

Người ta thường mua hai mũ ông Táo có hai cánh chuồn và một mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn, ba cái áo bằng giấy cùng một con cá chép (còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy”) để làm phương tiện cho “Vua bếp” lên chầu trời... 

Trong lễ cúng ông Táo thường có phong tục làm một mâm cúng. Đây là mâm cúng gồm cỗ mặn, bánh kẹo, rượu, trầu cau. Ngoài ra còn có bát hương, đèn nến, hoa tươi, đĩa ngũ quả và ba bộ mũ áo, hia hài và những đồng tiền vàng, lại còn phải có ba con cá chép sống để Táo quân cưỡi về Trời (!).

Tương truyền cá chép vàng hay còn gọi là (cá chép Tiên ) là một loài động vật sống ở trên Thiên Đình, hồi trước sống trên trời, do phạm phải lỗi, nên bị Thượng Đế đày xuống trần gian để tu hành, chuộc lại tội lỗi do mình gây ra.

Sau khi tu hành có chánh quả, thì cá chép sẽ hóa thân thành rồng và bay lên Trời. Còn ông Táo là do Thượng Đế phái xuống trần tục để theo dõi loài người, xem ai là người thiện, người ác. Sau đó ông Táo bay về Thiên Đình để tâu lên Thượng Đế những việc ở dưới trần gian. Nhưng mà muốn bay lên Trời, thì ông Táo phải nhờ đến cá chép mới lên được.

Truyền thuyết kể lại rằng, ông Táo ở truồng không mặc quần. Ông Táo chỉ đội mũ, đi hia không mặc quần như thấy qua câu thơ "Đội mũ đi hia, chẳng mặc quần". Tranh ảnh, hình vẽ, đồ mã diễn tả ông Táo không bao giờ có quần.

Câu ca dao dưới đây cho thấy ông Táo ở trong bếp “ít mặc”, không cần mặc quần và ở trong bếp nên cũng không phải lo về vấn đề ăn uống. Ông Táo không phải lo ăn, lo mặc nên chẳng phải lo gì nhiều như ông Cả:  Ông Cả ngồi trên sập vàng/ Cả ăn, cả mặc, lại càng cả lo./Ông Bếp ngồi trong đống tro/ Ít ăn, ít mặc, ít lo, ít làm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất