| Hotline: 0983.970.780

Lý Gia Thành, từ nghèo khó trở thành tỷ phú giàu nhất Hong Kong, Trung Quốc

Thứ Tư 15/03/2017 , 08:25 (GMT+7)

Với giá trị tài sản ròng lên đến 29,5 tỷ USD, tính đến tháng 1/2016, tỷ phú Lý Gia Thành đứng vị trí đầu tiên trong danh sách 50 người giàu nhất Hong Kong, Trung Quốc. Tỷ phú Lý từng trải qua quãng thời gian ấu thơ đầy gian nan, vất vả. Khi Lý mới chỉ bước sang tuổi 14, cha ông qua đời vì căn bệnh lao. Cậu bé Lý buộc phải bỏ học...

Cậu bé Lý buộc phải bỏ học và xin vào làm việc cho một nhà máy sản xuất đồ nhựa để phụ giúp gia đình. Nhà Lý nghèo đến mức ông phải bán đi cả quần áo của người cha quá cố để lấy tiền mua thức ăn. Trong khi hầu hết bạn bè đồng trang lứa được đi học, vui chơi thì ông vùi mình vào công việc. Lý có thời điểm phải làm việc 16 tiếng một ngày.

11-49-22_likshing-e1422021427781
Lý Gia Thành: Khi giàu thì đừng để người khác nghĩ bạn tiêu pha bừa bãi
 

Theo Asian Entrepreneur, con đường vươn lên từ nghèo khó trở thành tỷ phú giàu nhất Hong Kong của Lý Gia Thành chính là nguồn cảm hứng cho rất nhiều người trẻ khởi nghiệp ngày nay.
 

Vươn lên từ nghèo khó

Lý Gia Thành sinh ngày 13/6/1928 tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Khi Lý còn học tiểu học, gia đình ông quyết định chuyển tới Hong Kong sinh sống vì lo sợ bom Nhật Bản nã xuống Triều Châu.

Cha ông là một hiệu trưởng nhưng không may mắc căn bệnh lao rồi qua đời khi cả gia đình vừa chuyển tới nơi ở mới không lâu. Quãng thời gian tuổi thơ đối mặt với chiến tranh, nỗi đau mất mát người thân, những trận ốm thập tử nhất sinh cùng đói nghèo đã hun đúc cho Lý một bản lĩnh hơn người, không biết khuất phục khó khăn.

Lý phải bỏ học khi mới 15 tuổi để vào làm việc cho một nhà máy sản xuất dây đồng hồ nhựa. Ông trở thành lao động chính trong gia đình. Năm 1950, ở tuổi 22, Lý quyết định bỏ việc để lập công ty riêng chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa. Song công ty sau đấy nhanh chóng thay đổi kế hoạch, chuyển sang sản xuất hoa nhựa bởi ông nghe được tin rằng mặt hàng này vô cùng phổ biến ở Italy. Ông đặt tên công ty là Cheung Kong. Hiện nay, Cheung Kong là một trong những công ty đầu tư bất động sản lớn nhất trên thế giới.

Cũng thời gian đó, Lý bắt đầu thu mua những khu tập thể và nhà máy trên khắp Hong Kong với từng đồng ông tiết kiệm được. Nhờ tình hình lúc bấy giờ tương đối bất ổn, ông có thể mua bất động sản với giá rẻ bất ngờ. Đến khi thị trường nhà đất phục hồi và dần ổn định trở lại, Lý bắt đầu “hái ra tiền”.

Năm 1979, ông là người Trung Quốc đầu tiên nắm giữ cổ phần kiểm soát công ty giao dịch nhà ở Hutchison Whampoa của Anh. Vì nhận thấy Hutchison Whampoa đang lâm vào khó khăn, Lý đã khôn khéo thuyết phục Ngân hàng Hongkong & Shanghai (HSBC) bán 22% cổ phần công ty này cho ông với giá thấp hơn một nửa so với giá trị sổ sách.

Năm 1987, Lý chính thức vươn lên từ một công nhân nhà máy trở thành tỷ phú. Cùng năm này, ông và các cộng sự chi 500 triệu USD để mua gần nửa Husky Oil, một công ty dầu khí Canada đang thua lỗ và trải qua quá trình tái cấu trúc, sáp nhập. Thời điểm ông mua Husky Oil được giới đầu tư đánh giá là hoàn hảo. Lúc bấy giờ, một thùng dầu được giao dịch ở mức 10 USD. 30 năm sau, giá dầu liên tục gia tăng từ 10 USD lên 30 USD, 50 USD, thậm chí đạt đỉnh 140 USD mỗi thùng. Tính đến năm 2015, doanh thu Husky Energy (Husky Oil đổi tên) đã đạt mức 25 tỷ USD. Số cổ phần của Lý trong công ty trị giá khoảng 8 tỷ USD.

Mặt khác, ông vẫn không ngừng rót tiền vào thị trường bất động sản cùng vô số ngành nghề khác. Các công ty do ông quản lý kiểm soát khoảng 70% lưu lượng cảng Hong Kong. Ông cũng nắm lượng lớn cổ phần trong các công ty điện và dịch vụ viễn thông. Nói một cách khác, Lý một tay “điều hành” cả Hong Kong từ văn phòng của mình.

Ngoài ra, ông cũng đam mê lĩnh vực công nghệ. Năm 2007, ông chỉ mất 5 phút để ra quyết định đầu tư 120 triệu USD vào Facebook. Khi ấy, Facebook thực tế chưa sinh lời và vẫn hoạt động ở quy mô hẹp. Hiện tại, 0,8% cổ phần Lý nắm giữ ở Facebook có giá trị 900 triệu USD.

Năm 2005, ông còn rót tiền vào Skype khi công ty này đang thua lỗ. Một năm sau, eBay trả 2,5 tỷ USD để mua Skype.

Những khoản đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cho thấy óc phán đoán nhạy bén ở vị tỷ phú không bằng cấp. Lý luôn tin tưởng công nghệ sẽ là quân bài thay đổi cuộc chơi và thực tế đã chứng minh ông hoàn toàn đúng. Mọi người bắt đầu gọi ông là “siêu nhân”.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa ông lơ là các ngành kinh doanh truyền thống. Năm 2010, công ty Cheung Kong tiến hành thương vụ sáp nhập lớn nhất từ trước tới nay khi mua lại công ty năng lương U.K. Power Networks với giá 9,1 tỷ USD. Như vậy, tỷ phú Hong Kong sẽ là nhà cung cấp điện năng cho khoảng 8 triệu người dân Anh. Năm 2011, ông mua công ty nước Northumbrian Water, phân phối nước sạch tới 4,5 triệu người Anh và cung cấp dịch vụ thoát nước cho khoảng 2,7 triệu người khác.

Ông Lý còn là một nhà hoạt động tích cực vì sự phát triển cộng đồng. Quỹ Lý Gia Thành do ông sáng lập đã ủng hộ hơn 1,6 tỷ USD chủ yếu cho giáo dục. Ông từng chi 690 triệu USD để xây dựng Đại học Sán Đầu ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ông cũng tặng 40 triệu USD cho Đại học Berkeley để xây dựng cơ sở nghiên cứu y sinh học mới.
 

9 bí quyết

Lý Gia Thành từng viết một bài báo đưa ra 9 bí quyết mà doanh nhân có thể học hỏi để chạm tới thành công, trong đó ông khuyên mọi người nên “đọc sách thật nghiêm túc” để ghi nhớ những bài học, chiến lược được dạy trong đó, đồng thời không nên tiêu pha quá đà.

“Cố gắng tối thiểu hóa việc mua sắm quần áo, giày dép, bạn có thể mua chúng khi đã giàu. Hãy tiết kiệm tiền để mua quà cho những người bạn yêu thương và cho họ biết kế hoạch cùng mục tiêu tài chính của bạn. Nói cho họ lý do bạn tiết kiệm là để phục vụ cho kế hoạch, định hướng và giấc mơ mình theo đuổi”, ông viết.

Tỷ phú Hong Kong còn khuyên các doanh nhân khác không nên phô trương sự giàu có. “Khi nghèo, hãy để người khác thấy bạn tiêu tiền như thế nào. Khi giàu, đừng khoe khoang mà hãy âm thầm tiêu tiền cho mình. Khi nghèo, bạn phải thật hào phóng. Khi giàu thì đừng để người khác nghĩ bạn tiêu pha bừa bãi”, ông chia sẻ.

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm