| Hotline: 0983.970.780

Lý giải nguyên nhân bỏng axít

Thứ Năm 29/01/2015 , 06:15 (GMT+7)

Những axít đậm đặc hầu như không chứa nước nên khi gặp da thịt, giấy vải sẽ hút nước mạnh liệt và gây ra phản ứng cháy, với da thịt sẽ gây bỏng một cách nghiêm trọng.

* Gần đây vẫn còn tình trạng tạt axit để hãm hại nhau, xin cho biết vì sao axit có thể gây thương tích nặng nề và làm sao để ngăn cản tệ hại này?

Nguyễn Xuân Lung, Mỹ Đức, Hà Nội

Những axít đậm đặc hầu như không chứa nước nên khi gặp da thịt, giấy vải sẽ hút nước mạnh liệt và gây ra phản ứng cháy, với da thịt sẽ gây bỏng một cách nghiêm trọng. Tạt axit là một trong những hành vi bạo lực đáng lên án trong xã hội ngày nay. Nạn nhân của hành động ấy phải đối mặt với các chấn thương, tổn hại về cả sức khỏe, thể chất lẫn tâm lý, tinh thần.

Bản chất của việc bỏng do axit gây ra là hiện tượng phản ứng giữa axit hoạt động hóa học mạnh với các chất hữu cơ trên cơ thể người. Thông thường, có 3 loại axit vô cơ mạnh thường gây bỏng đó là axit sunfuric (H2SO4), axit nitric (HNO3) và axit clohidric (HCl).

Do tính chất oxy hóa mạnh nên khi tác động lên cơ thể, axit phá hủy cấu trúc mô như da, mỡ, gân, cơ… gây hoại tử từ ngoài vào trong theo cơ chế đông vón protein của cơ thể. Hầu như bất cứ bộ phận nào của cơ thể tiếp xúc trực tiếp với 3 loại axit kể trên đều sẽ bị tổn hại.

Nếu bị tạt axit đậm đặc vào phần đầu, axit có thể gây bỏng sâu, ăn mòn và phá hủy một phần hộp sọ. Cùng với đó, tóc biến mất và phần da đầu chỗ đó không bao giờ mọc lại nữa.

Đối với tai, mũi, tiếp xúc với axit có thể gây ra điếc, mũi teo tóp, biến dạng, lỗ mũi đóng kín hoàn toàn. Nguyên nhân là do lớp sụn ở tai, mũi có thành phần chính là nước, protein và collagen.

Axit đậm đặc, nhất là axit sunfuric đặc rất háo nước sẽ nhanh chóng hút nước của sụn, ngưng kết lõi protein bên trong và phá hủy sụn hoàn toàn, gây biến dạng bộ phận tiếp xúc. Trong trường hợp axit bắn vào mắt, miệng, nạn nhân có thể mất hoàn toàn đôi môi, mí mắt bị đốt cháy hay biến dạng.

Trên thực tế, Nhà nước đã có quy định, buôn bán hóa chất như acid sunfuric - một loại hóa chất gây hại, nguy hiểm nếu không dùng đúng cách, là phải khai báo nhưng trên thị trường, thực tế người bán và người mua gần như chẳng mấy quan tâm đến việc đó.

Theo quy định tại Nghị định 108/2008; Thông tư 28/2010 của Bộ Công Thương, axít sunfuric nằm trong danh mục hóa chất phải khai báo. Việc mua bán hóa chất độc phải có phiếu kiểm soát, được lưu giữ tại bên bán và bên mua.

Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất phải thể hiện tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân người mua và người bán; mục đích sử dụng… và hai bên phải lưu giữ phiếu này ít nhất 5 năm.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất