| Hotline: 0983.970.780

Mã đề chữa tiểu ra máu

Thứ Ba 25/02/2014 , 10:46 (GMT+7)

Mã đề giàu dược tính nên còn được lấy lá, thân cây, hạt là bộ phận dùng làm thuốc toàn cây...

Cây Mã đề còn gọi là Xa tiền, Bông mã đề, lá Má đề thảo, Suma (Tày), Nhả én dứt (Thái), tên chữ Hán Xa tiền thảo hay Xa tiền thái. Tên khoa học: Plantago major L., họ Mã đề (Plantaginaceae). Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta và nhiều nước khác.

Mã đề là cỏ sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều luỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Quả hộp, có 8 – 13 hạt.

Mã đề giàu dược tính nên còn được lấy lá, thân cây, hạt là bộ phận dùng làm thuốc toàn cây (Xa tiền thảo); lá (Xa tiền – Folium Plantaginis); hạt (Xa tiền tử – Semen Plantaginis). Có công năng như lá thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm. Hạt lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.

Rau Mã đề vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng chảy máu cam, tiểu tắc nghẽn, sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh. Hạt Mã đề vị ngọt, khí lạnh, lợi tiểu tiện, ngưng ỉa tả, thông đái gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí và giúp dễ sinh.

Lưu ý kiêng kỵ:

- Lá: Phụ nữ có thai dùng phải thận trọng. Người già thận kém, đái đêm nhiều không nên dùng.

- Hạt: Không phải thấp nhiệt dùng thận trọng.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 – 20g lá hoặc 6 – 12g hạt dưới dạng thuốc sắc. Lá tươi giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, toàn cây nấu thành cao đặc chữa bỏng.

Dưới đây là cách trị bệnh tiêu biểu từ Mã đề

* Làm lợi tiểu: Hạt Mã đề 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

* Chữa tiểu ra máu: Lá Mã đề, ích mẫu, mỗi vị 12g; giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

* Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống hàng ngày một thang.

* Chữa viêm cầu thận mãn tính: Mã đề 20g, ý dĩ 16g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.

* Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mã đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

* Dùng chữa ho tiêu đờm: Mã đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.

* Chữa sỏi đường tiết niệu: Mã đề 20g, Kim tiền thảo 30g, rễ cỏ Tranh 20g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.

Hay hạt mã đề 12 – 40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20 – 40g, hoạt thạch 20 – 40g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

* Chữa sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g, củ sắn dây 30g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ còn một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.

* Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20g, Nhân trần 40g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100 – 150ml.

* Chữa lỵ: Mã đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

* Chữa tiêu chảy: Mã đề tươi 1 – 2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.

* Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mã đề 8g, cát căn, rau má, đẳng sâm, cam thảo dây mỗi vị 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống ngày một thang. 

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất