| Hotline: 0983.970.780

“Mặc áo” cho đất cao su Tây Bắc

Thứ Tư 08/09/2010 , 10:31 (GMT+7)

Khó khăn lớn trong việc phát triển cây cao su vùng Tây Bắc là trong quãng thời gian kéo dài 6-9 năm, vấn đề đảm bảo lương thực, “lấy ngắn nuôi dài” cho người dân góp đất trồng cao sẽ rất nan giải.

Trồng cỏ Panicum maximum xen cao su giai đoạn KTCB tại xã Tông Lệnh (Thuận Châu, Sơn La)

Khó khăn lớn trong việc phát triển cây cao su vùng Tây Bắc là trong quãng thời gian kiến thiên cơ bản (KTCB) kéo dài 6-9 năm, vấn đề đảm bảo lương thực, “lấy ngắn nuôi dài” cho người dân góp đất trồng cao sẽ rất nan giải.  

Để vừa giải quyết khó khăn này, vừa góp phần cải tạo những hạn chế đối với các diện tích đất dốc trồng cao su trong giai đoạn KTCB, Viện KHKT Nông lâm nghiệp Miền núi phía Bắc (Viện KHNN Việt Nam) hiện đang nghiên cứu hoàn thiện và bước đầu cho thấy những hiệu quả của kỹ thuật trồng xen cây lương thực ngắn ngày trong vườn cao su giai đoạn KTCB.

 Theo kế hoạch đến năm 2020, diện tích cao su của vùng Tây Bắc (gồm Lai Châu, Điện Biên, Sơn La) sẽ được mở rộng với tổng diện tích trên 90 nghìn hecta. Hiện tại, các diện tích cao su từ 1-2 năm tuổi ở các tỉnh Tây Bắc đang sinh trưởng phát triển rất thuận lợi. Vì vậy, khả năng mở rộng vùng cao su Tây Bắc đã bước đầu mở ra nhiều triển vọng khả quan.

Tuy nhiên, khác với vùng cao su ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên được trồng trên các diện tích đất bằng phẳng và giàu dinh dưỡng, việc đưa cây cao su lên Tây Bắc vấp phải nhiều khó khăn do tầng đất canh tác mỏng, ít màu mỡ và đặc biệt là độ dốc rất lớn. Thêm nữa, giai đoạn KTCB của cây cao su thường kéo dài từ 6-9 năm. Ở giai đoạn này, bộ tán của cây cao su còn nhỏ nên diện tích đất được che phủ rất thấp. Do vậy, hiện tượng xói mòn, rửa trôi khiến đất mất dinh dưỡng, suy giảm khả năng sản xuất, ảnh hưởng mạnh đến cân bằng sinh thái là tất yếu.

Xuất phát từ yêu cầu phát triển cây cao su bền vững ở Tây Bắc, đồng thời tăng thu nhập cho người dân trong giai đoạn KTCB, từ năm 2009, Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB đã tập trung nghiên cứu xác định bộ giống cây trồng và kỹ thuật trồng xen trong các vườn cao su. Qua một năm trồng thử nghiệm và so sánh đối chứng, Viện đã xác định được một số giống lạc, ngô, đậu và giống cỏ chăn nuôi có triển vọng có thể đưa vào trồng xen trong vườn cao su trên diện tích lớn trong các vụ tiếp theo.

Về giống lạc: Qua trồng xen thử nghiệm giữa hai hàng cao su tại các vườn cao su ở 3 tiểu vùng khí hậu tại Mai Sơn (Sơn La), Tam Đường (Lai Châu) và Mường Ẳ̉ng (Điện Biên) cho thấy, hai giống LH5 và MD7 thể hiện ưu thế nổi trội về năng suất và khả năng thích ứng với điều kiện trồng xen trên nhiều chất đất vùng Tây Bắc. Năng suất trung bình 2 giống lạc trên ở cả vụ xuân hè năm 2009 và 2010 đều đạt từ 1,8-2,1 tấn/hecta.

Với quy trình kỹ thuật chăm sóc và phân bón tương tự, năng suất lạc trồng xen cao su không kém nhiều so với lạc trồng thuần. Quan trọng nhất, lạc là cây họ đậu có độ che phủ đất cao, vừa có khả năng cải tạo đất hiệu quả. Sau khi thu hoạch, thân lạc được tận dụng để che phủ cho các hàng cao su bên cạnh nên vừa có tác dụng ngăn ngừa cỏ mọc, vừa tăng độ phì cho đất.

Các loại cây họ đậu khác như đậu tương, đậu xanh...cũng là đối tượng được Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB tập trung nghiên cứu trồng xen thử nghiệm vào vườn cao su với mục đích quan trọng nhất là cải tạo đất, giảm công làm cỏ cho người dân. Bên cạnh đó, các loại đậu cũng như ngô, lạc trồng xen cao su cho thấy, cao su giai đoạn KTCB không ảnh hưởng nhiều tới năng suất của cây trồng xen.

Trong vụ xuân hè năm 2009 và 2010, giống đậu tương DT12, DT84 trồng thử nghiệm tại 3 tỉnh Tây Bắc đều cho ưu điểm ngắn ngày, khả năng sinh trưởng, chống chịu khá, năng suất đạt 1,5 đến 1,7 tấn/hecta. Hai giống đậu xanh VN99-3, ĐX11 cũng được xác định là rất phù hợp với phương pháp canh tác trồng xen trong vườn cao su vì năng suất và khả năng phát triển không thua kém so với đậu xanh trồng thuần.

Ngô là cây lương thực chủ lực của vùng Tây Bắc, từ năm 2009 đến nay, nhiều giống ngô lai cũng đã được đưa vào trồng xen thử nghiệm với các vườn cao su tại ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Kết quả cho thấy hai giống ngô lai LVN 184 và LVN 14 có ưu điểm ngắn ngày, năng suất đạt hơn 6 tấn/hecta không thua kém so với ngô trồng thuần tại địa phương với cùng điều kiện canh tác. Điều này khẳng định, cao su ở giai đoạn KTCB gần như không ảnh hưởng nhiều tới sinh trưởng và năng suất của ngô cũng như các loại cây trồng khác.

Ngoài các giống cây lương thực truyền thống, qua 2 năm nghiên cứu thử nghiệm, Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB cũng đã lựa chọn được một số giống lúa cạn phù hợp với điều kiện trồng xen giữa các hàng cao su giai đoạn KTCB như Luy 46, IR 78875... Tại huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) và một số địa phương khác, một số giống cỏ thân bò, thấp cây, có chất lượng tốt cho chăn nuôi đã khẳng định được năng suất cao khi trồng xen với cao su như Brizantha, Panicum maximum, VA 06...

Theo kế hoạch từ nay đến năm 2011, Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu về sự cải thiện tính chất lý – hóa của việc trồng xen trên đất trồng cao su.
Để tạo điều kiện cho việc phát triển trồng cỏ theo mô hình trồng xen cao su, Cty CP Cao su Sơn La đã hỗ trợ cho nông dân trồng xen tại xã Tông Lệnh (huyện Thuận Châu, Sơn La) hơn 126 con bò. Một số DN hiện cũng đang xúc tiến đầu tư trang trại kết hợp với nông dân trồng cỏ xen cao su, mở ra triển vọng phát triển đàn bò quy mô lớn tại các vùng trồng cao su trong giai đoạn cao su từ 1 đến 10 tuổi.

Mặc dù đang trong quá trình hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác nhưng hiện tại, đã có hàng trăm nông dân tại các vùng trồng cao su ở Tây Bắc hưởng ứng mô hình kỹ̉ thuật trồng xen do Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB nghiên cứu thử nghiệm.

Theo đánh giá của PGS.TS Lê Quốc Doanh, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp MNPB, khi hoàn thiện kỹ thuật, việc trồng xen các cây trồng khác trong vườn cao su có thể đem lại nguồn thu phụ cho người dân có đất cao su từ 9 đến 15 triệu đồng/hecta/vụ, góp phần giải quyết việc làm cho lao động dư thừa khi chuyển đất trồng cây truyền thống sang cây cao su lâu năm. Quan trọng nhất, việc trồng xen sẽ góp phần quan trọng để bảo vệ bền vững chất lượng đất trồng cao su, hạn chế tới 80-90% lượng đất xói mòn rửa trôi so với trồng cao su thuần trong giai đoạn KTCB.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm