| Hotline: 0983.970.780

“Mạch máu” của nông dân Quảng Trị

Thứ Năm 08/11/2012 , 09:36 (GMT+7)

Không quá đáng khi nói rằng, Agribank Quảng Trị như “mạch máu” của nông dân tỉnh này.

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị) luôn khẳng định vị thế số một của mình trong lĩnh vực phục vụ nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Không quá đáng khi nói rằng, Agribank Quảng Trị như “mạch máu” của nông dân tỉnh này.

Biết bao phận đời đổi thay

Anh Nguyễn Văn Phú ở làng Vinh Quang Hạ, xã Gio Quang, huyện Gio Linh được Chi nhánh Agribank huyện Gio Linh cho vay 300 triệu đồng mở cơ sở sản xuất than củi trấu năng lượng xanh. Có vốn vay, Phú lao vào làm việc hăng say, chẳng bấy lâu sản phẩm than củi trấu của Phú ra đời, nhiều bạn hàng ở trong và ngoài tỉnh tìm đến đặt mua sản phẩm, vậy là Phú bắt đầu đổi đời.

Gặp tôi, Phú tính toán cho biết nhờ ngân hàng cho vay vốn nên cơ sở của anh giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động nông thôn, mỗi người làm việc ngày 1 ca/8 tiếng, lương 2 đến 2,5 triệu đồng/tháng. Trừ các chi phí như tiền điện, lương công nhân... mỗi tháng Phú lãi được 30 triệu đồng. Ở nông thôn, kiếm được thu nhập như vậy đúng là không phải dễ chút nào.

Sống ở địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Quảng Trị thì đồng vốn làm ăn vô cùng quan trọng đối với người dân. Bởi vì, người nghèo cũng muốn vay vốn làm ăn. Người khá giả hơn thì vay vốn kinh doanh để giàu có.


Nhờ vốn vay, anh Phú kiếm lãi mỗi tháng 30 triệu đồng từ làm than củi trấu

Nhiều gia đình nông dân luôn ước mơ, khát vọng vươn lên trong cuộc sống, nhưng ước mơ đó thường bị trì hoãn với nhiều lý do, mà quan trọng nhất vẫn là tiền vốn. Nhưng khi được Agribank Quảng Trị cho vay thì giống như cơ thể yếu ốm của con người được bơm máu để khoẻ mạnh. Nhờ nguồn vốn vay của Agribank Quảng Trị, biết bao phận người được đổi đời.

Ông Nguyễn Ngọc ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, mặt rặng rỡ: "Từ khi được vay vốn của Chi nhánh Agribank huyện Gio Linh gần 400 triệu đồng, tôi đầu tư kinh doanh phân bón và trồng thêm 10 ha cao su. Hiện cao su đã cho khai thác mủ, mỗi năm gia đình có thu nhập vài trăm triệu đồng. Nếu không có vốn vay ngân hàng chẳng bao giờ gia đình tôi được như hôm nay".

Tính đến cuối tháng 10/2012, Agribank Quảng Trị đã cho gần 33 ngàn khách hàng vay gần 2.800 tỷ đồng phát triển kinh tế. Song song với công tác cho vay, việc huy động vốn cũng được Agribank Quảng Trị quan tâm, việc huy động tiền gửi từ dân cư tăng bình quân 27 %/năm.

Thu nợ cũng nhân văn

Điều đáng ghi nhận là cùng chính sách cho vay, thì thu hồi nợ của Agribank Quảng Trị luôn đặt lợi ích nông dân lên hàng đầu. Ngân hàng sẵn sàng chia sẻ khó khăn với bà con khi họ gặp rủi ro.

Ông Hồ Với, dân tộc Pa Cô ở xã A Bung, huyện miền núi Đakrông kể, cách nay 5 năm mình vay của Chi nhánh Agribank huyện Đakrông 100 triệu đồng chăn nuôi trâu, bò đàn. Về nuôi lại không may gặp dịch bệnh, trâu bò chết gần hết, mình sợ không trả nổi tiền cho ngân hàng. Nhưng rồi, ngân hàng không vì thế mà xa dân, lại tiếp tục cho mình vay, nhờ vậy mình lại nuôi được trâu bò đàn, nuôi 5 hồ cá lớn, trồng rừng, chăn nuôi dê, nay mình trả nợ gần hết cho ngân hàng rồi.

Agribank Quảng Trị có cách làm rất nhân văn với việc thu hồi nợ. Đó là thay vì thu lãi đọng để lại nợ gốc, các chi nhánh tập trung thu nợ trước thông qua hình thức nông dân có bao nhiêu trả bấy nhiêu. Mục đích của việc này là giúp bà con nhanh chóng trả được nợ gốc, giảm lãi phát sinh và không bị áp lực nặng nề khi đến hạn phải trả món tiền quá lớn.

Ông Hoàng Minh Thông, Giám đốc Agribank Quảng Trị, cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là thông qua vốn vay giúp nông dân có việc làm, thu nhập ổn định. Để hoàn thành nhiệm vụ này, Agribank Quảng Trị tranh thủ sự giúp đỡ của UBND tỉnh, các ban, ngành, triển khai có hiệu quả Nghị định 41 của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc làm tốt công tác kiểm tra đối tượng vay. Đến nay, không có trường hợp nào bị từ chối cho vay khi đủ điều kiện, hầu hết nguồn vốn vay đều đến đúng đối tượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người dân".

"Đặc biệt, cơ chế cho vay tối đa 50 triệu đồng/hộ không cần thế chấp tài sản đã tạo điều kiện cho hàng ngàn hộ nông dân tiếp cận nhanh và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn. Ngoài ra, Agribank Quảng Trị tiếp tục đi đầu trong việc giảm lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn. Chúng tôi chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền về cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, coi đó không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm, mà còn là tấm lòng của Agribank Quảng Trị đối với nông dân tỉnh nhà”, ông Thông nói.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm