| Hotline: 0983.970.780

Mai một chuối Laba

Thứ Năm 10/04/2014 , 07:31 (GMT+7)

Loại chuối này đã từng tiến vua Bảo Đại nhưng đang tàn lụi dần và có nguy cơ xóa sổ.

Nhắc tới chuối Laba, người ta nghĩ ngay đến vùng đất Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, bởi đây là đặc sản nổi tiếng một thời… Giờ đây chuối Laba tàn lụi dần và có nguy cơ xóa sổ. Khách tới tham quan tìm mua để làm quà quả không dễ.

15-21-21_1unnmed
Chuối Laba giống cũ rất ít

Ông Phan Văn Hùng, cán bộ khuyến nông xã Phú Sơn cho biết: Vùng đất Phú Sơn khí hậu quanh năm mát mẻ, có nguồn nước tưới tự nhiên chảy từ trên núi, là điều kiện lý tưởng để phát triển cây chuối Laba.

Loại chuối này đã từng tiến vua Bảo Đại. Song, những năm gần đây nhiều vườn chuối bị chết do già cỗi, thoái hóa; đất đai ngày càng xấu, cây bị bệnh nhiều, nhất là bệnh đùn ngọn (hay còn gọi là bệnh chuối đực) nên cây không ra trái; cái khó là bệnh này hiện không có thuốc chữa.

Mặc dù Sở KH-CN Lâm Đồng phục tráng nhân giống chuối Laba bằng phương pháp cấy mô (invitro) và hỗ trợ cây giống... nhưng diện tích được phục hồi vẫn rất ít. Hiện cả xã Phú Sơn có khoảng 12 ha đất trồng chuối Laba, chủ yếu là giống cấy mô. Do giá chuối thấp, người dân không còn mặn mà. Họ chán nản phá bỏ để trồng chè, cà phê…

LO MẤT TRÁI

Ông Hà Minh Tuấn, sinh năm 1953 ở thôn Ngọc Sơn, xã Phú Sơn là đời thứ 2 gắn bó với cây chuối Laba cho biết, trước năm 1945 nơi đây rừng núi hoang vu lắm, chỉ có một ít người dân bản địa (dân tộc thiểu số) và một số dân phu đi làm đồn điền cho người Pháp.

Chuối Laba bày bán ở chợ thì giá cả bị đánh đồng với chuối thường, như không có thương hiệu. Chuối Laba bán tại Phú Sơn vào thời điểm này cũng chỉ từ 3.000 - 4.000 đ/kg, tiêu thụ không hút hàng. Nếu cứ kéo dài tình trạng này, người trồng chuối lo không giữ được thương hiệu, chưa nói đến phát triển.

Nhận thấy khu vực này đồi núi thấp, khá bằng phẳng rất thích hợp SXNN nên một người Pháp đã mang giống chuối ở đảo Java (Indonesia) sang trồng. Thấy hiệu quả, bà con tự nhân giống bằng cách xin đánh cây con ra trồng đại trà.

Anh Tuấn nói: “Gia đình tôi có trên 1 ha đất do cha mẹ để lại, chủ yếu trồng chuối Laba, dứa, khoai lang dẻo. Có thể nói thời kỳ hoàng kim nhất của cây chuối Laba là từ năm 1954 - 1965. Hồi đó gia đình nào trồng được vườn chuối thì cuộc sống rất sung túc, con cái học hành không phải lo lắng gì. Cây nào cây nấy trổ buồng dài như đòn gánh, từ 12 - 13 nải, trái chuối vừa to vừa dài, khi chín có màu vàng ươm, đốm tàn nhang, thơm phưng phức, ngọt lịm như được quết một lớp mật mía".

"Hiện nay do giá chuối Laba bấp bênh, hầu như mọi người bỏ bê không muốn chăm sóc, cây bị bệnh, thoái hóa nên sản lượng giảm đáng kể. Gia đình tôi cũng chỉ còn 1 khóm chuối Laba "nòi" giữ lại để ăn thôi, chứ trồng kinh doanh là thua chắc rồi", anh Tuấn chia sẻ.

Tương tự, anh Nguyễn Thụ, người cùng ấp với anh Tuấn nói: “Tôi là đời thứ 3 gắn bó với cây chuối Laba. Trước giải phóng gia đình tôi cũng trồng nhiều chuối lắm. Chuối Laba không chỉ nuôi sống biết bao hộ dân, mà còn là đặc sản trứ danh, không cần quảng bá mà tiếng thơm bay xa ra ngoài nước. Đặc biệt khách du lịch người Pháp, Nga, Hà Lan… khi tới Đà Lạt chỉ thích ăn, mua chuối Laba làm quà.

Hiện chuối Laba chủ yếu là giống cấy mô và một ít cây giống cũ già cỗi, hương vị không còn thơm ngon như trước. Một số gia đình nản lòng, người thì bán đất, người thì chia đất cho con cái làm nhà. Gia đình tôi nhiều lúc cũng tính phá hết chuối để trồng cà phê, nhưng nghĩ lại vẫn tiếc công ông cha gây dựng. Phá đi thì sau này muốn ăn chuối Laba cũng chẳng có. Vì thế gia đình còn giữ lại được 20 cây, trồng xen với cà phê”.

MẤT VỊ

Ông Nguyễn Văn Mỹ, người có thâm niên trong nghề buôn bán chuối ở Lâm Đồng cho biết: “Sau giải phóng tôi làm nghề buôn chuối. Hồi đó bán chuối đã lắm, có ngày bán được cả tấn trái, cứ buổi chiều lại đi máy cày vào tận Phú Sơn thu mua. Mang trái về để bếp 1 - 2 ngày là chuối tự chín, không phải dùng thuốc dấm gì hết. Mua về bao nhiêu là bán hết bấy nhiêu. Bây giờ bán chán lắm, mỗi ngày chỉ bán được 1 - 2 buồng, lời lãi chẳng bao nhiêu".

Những năm gần đây giống chuối Laba ngày càng bị mai một, chất lượng không được như trước nữa. Một số thương lái và nhà vườn chạy theo lợi nhuận, kinh doanh đủ các loại chuối từ Nha Trang, Đồng Nai mang về giả mác chuối Laba bày bán tràn lan dọc quốc lộ 20 từ Đà Lạt tới Bảo Lộc, thi nhau chặt chém. Người tiêu dùng không còn phân biệt đâu là chuối Laba thật giả, chính vì vậy đã "quay lưng" với chuối Laba.

Trước thực trạng đáng báo động trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định triển khai đề tài “Nghiên cứu phục tráng và phát triển chuối đặc sản Laba tỉnh Lâm Đồng” giao cho Sở KH-CN chủ trì. Theo đó tỉnh hỗ trợ 100% cây giống, 50% vật tư nông nghiệp đối các hộ trồng mới, cải tạo trồng vườn chuối già cỗi; đồng thời hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn, tham quan mô hình, làm chứng nhận đăng ký nhãn hiệu...

Sau vài năm vừa nghiên cứu vừa phục tráng, tới nay diện tích trồng chuối Laba trong toàn tỉnh phục hồi được khoảng 150 ha (giống cấy mô). Tuy nhiên qua tìm hiểu thực tế, một số người dân trồng chuối cho biết, giống chuối Laba cấy mô có tuổi thọ không bền, chỉ được 1 - 2 năm đầu, sang năm thứ 3 phát triển kém. Chất lượng trái không ngon bằng giống cũ.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm