| Hotline: 0983.970.780

Mầm xanh trên cát bạch sa

Thứ Năm 02/01/2014 , 08:40 (GMT+7)

Sau hơn 2 tháng trăn trở gieo mầm, giờ đây nơi cồn cát bạc màu đã xuất hiện một vườn rau bạt ngàn xanh tốt.

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Đúng như lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, bởi cả dải cát bạch sa hàng ngàn héc ta bao đời nay nằm phơi mình “trơ gan cùng tuế nguyệt” không hề có bất kỳ một loại cây gì sống được kể cả các loài cây hoang dại.

Ấy vậy mà sau gần hai tháng những cồn cát bạc trắng ấy đã nhường chỗ cho tầng tầng, lớp lớp rau, đậu củ quả đua nhau vươn lên biến cả dải cát bạc thành một dãi thảm xanh ngắt, hòa cùng màu xanh nước biển xã tít, xa tít mãi chân trời.

Sau chuyến đi thị sát vùng trồng rau củ quả tại đảo Đông Shan, thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nơi mà cả khu vực Đông Nam Á phải thán phục bởi toàn bộ diện tích đất cát bạch sa vùng ven biển này được người dân biến thành vùng SX nông nghiệp trù phú với các loại rau, củ, quả, măng tây, củ cải trắng, cà rốt, lạc, đậu, khoai tây, khoai lang, hành tây, bí xanh… Tổng Giám đốc Tổng Cty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) Dương Tất Thắng đã đặt câu hỏi rồi nảy sinh ra ý tưởng: "Sao ở đây họ làm được cả một mô hình thế này mà bên mình lại không làm được?".

Đấy là câu hỏi luôn quanh quẩn lấy tư duy của vị giám đốc trẻ đầy năng động nhiệt huyết, nghị lực. Khi nghĩ về cả một nguồn tài nguyên vô tận ở quê nhà chưa được con người khai phá, ông Thắng tự bảo mình, làm và phải làm thôi. Sau bao lần qua lại tiếp xúc theo dõi chi li từng chi tiết SX của họ, từ Phúc Kiến trở về, ông Thắng đi thẳng một mình cùng “con ngựa chiến” phi xuống khảo sát vùng cát bãi ngang thuộc địa phận 10 xã ven biển của huyện Thạch Hà. Ông đứng ngắm rồi gật đầu lia lịa.

Trở về báo cáo ý tưởng của mình trước Chủ tịch UBND tỉnh, được Chủ tịch Võ Kim Cự nghe ra có lý và ông cho tiếp cận nay, đồng thời ông Cự cũng đã “đánh liều” cùng đoàn công tác bay sang Đông Shan, Phúc Kiến, rồi bay sang Hồng Kông để tìm hiểu, tận mắt chứng kiến cách làm của Hồng Kông. Dù biết ở nước người làm ăn ngon lành như thế nhưng về ta phía trước còn lắm nỗi gian truân vất vả. Với ông Thắng lại có được sự hậu thuẫn tâm huyết của Chủ tịch Cự cũng như một số sở ban ngành nên ông quyết tâm theo đuổi ý tưởng của mình đến cùng.

Khi được Chủ tịch tỉnh và Sở NN-PTNT đồng ý, ông Thắng đưa dự án về thực hiện ngay trên vùng cát Thạch Văn (Thạch Hà) bắt tay cải tạo đất, ươm mầm xây mô hình trồng rau, củ, quả trên vùng đất cát bạch sa bạc màu ven biển. Một số người dân trong vùng xem việc làm của ông chẳng khác gì “dã tràng xe cát biển Đông”, cũng có người chế giễu Mitraco “xây lầu trên cát”. Tất cả đều vô nghĩa bởi phần thắng đã cầm chắc trong tay nên ông quyết làm để tạo ra của cải trên vùng đất cát hoang phế này.


Các kĩ sư của dự án đang kiểm tra độ nảy mầm của măng tây

Và thế là dự án được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước ứng dụng công nghệ SX rau an toàn của Hồng Kông chuyển giao theo tiêu chuẩn quốc tế. Bước đầu khởi nghiệp, dự án được thực hiện trên diện tích 12,65 ha tại xóm Tân Văn do Mitraco làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn xấp xỉ 12 tỷ đồng.

Công ty TNHH Fineton (Hồng Kông) tư vấn kỹ thuật công nghệ, hỗ trợ thị trường. Những ngày đầu khi triển khai dự án, nhiều kỹ sư nông nghiệp băn khoăn cho rằng: Việc triển khai xây dựng mô hình SX rau an toàn công nghệ cao trên vùng đất này là cực kỳ khó vì đây là khu vực đất cát bạc màu, thời tiết khắc nghiệt nên có thể làm mà không có ăn.

Mặc dù là mô hình thí điểm nhưng đã đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thì phải tính toán đến hiệu quả kinh tế như việc rủi ro gây nên hậu quả, đến việc thẩm định giống từ SX đến tiêu thụ…, ông Thắng đã vượt lên tất cả để đi đến quyết định mà mình đã chọn.

Sau hơn 2 tháng trăn trở gieo mầm, giờ đây cả đoàn người đứng ngắm vườn rau bạt ngàn xanh tốt. Chị Nguyễn Thị Tuyết, công nhân của Mitraco vui mừng nói: Những ngày đầu công nhân chúng tôi không nghĩ sẽ làm được điều này bởi trước đây một bãi cát trắng xóa, không có cây gì mọc được thế mà Tổng giám đốc đã liều mình đưa các loại hạt rau về gieo. Bây giờ chúng tôi rất tự hào về ông Tổng giám đốc đã làm ra được thành quả như trong mơ.



Công nhân đang chăm sóc rau trên cánh đồng rau 2 ha

Còn “nhạc trưởng” Dương Tất Thắng thì cho rằng: Việc thực hiện dự án rau, củ, quả trên đất cát bạch sa là chủ trương đúng đắn, phù hợp với việc phát triển sản phẩm chủ lực của tỉnh đề ra, cũng là đánh thức tiềm năng của địa phương vùng ven biển.

Đây chính là dự án khoa học với hình thức SX theo chuỗi từ SX đến tiêu thụ. Từ đó sẽ mở rộng diện tích, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu từ vùng SX chính. Dự án thành công sẽ là cú đột phá ngoạn mục, giúp nông dân Hà Tĩnh biến những bãi cát hoang hóa ven biển thành cánh đồng bạt ngàn rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần đưa lại sự giàu có cho nông dân bằng giá trị hàng hóa từ sản phẩm nông nghiệp.

Theo ông Thắng, với tín hiệu khả quan ban đầu thì năm sau nơi đây sẽ trở thành vùng SX sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, nhộn nhịp các loại phương tiện vào ra chuyên chở các loại sản phẩm rau, củ, quả sạch phục vụ cho hàng vạn công nhân lao động ở  khu Công nghiệp Vũng Áng và các khu công nghiệp trong khu vực Bắc Trung bộ bằng sản phẩm rau, củ, quả sạch đạt tiêu chuẩn quy định thực phẩm sạch đề ra.

Cả dải cát bạc ven biển đang trở mình thức giấc trên vùng quê nghèo Hà Tĩnh. Những công nhân miệt mài sớm hôm, những kỹ sư nông nghiệp trẻ đêm ngày lăn lộn trên cát để khởi đầu cho một cuộc hành trình nhân tiếp màu xanh cho đời, cho cát bạc bốn mùa nở hoa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm