| Hotline: 0983.970.780

Mặn xâm nhập, nhà máy không thể lấy nước ngọt vào hồ chứa

Thứ Hai 19/03/2018 , 13:40 (GMT+7)

Liên tiếp những ngày qua, Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang (KIWACO) gặp khó khăn trong việc lấy nước ngọt vào hồ chứa nước Tà Tây (xã Phi Thông, TP Rạch Giá) do nước mặn xâm nhập.

Theo Chi cục Thủy lợi Kiên Giang, từ ngày 10/3, nước mặn từ biển Tây theo cửa Kênh Nhánh (chưa có công trình kiểm soát mặn) đã xâm nhập khá cao vào tuyến kênh Rạch Giá – Long Xuyên, buộc KIWACO phải tạm ngưng lấy nước vào hồ chứa.

16-48-23_ho_chu_nuoc_t_ty_co_dung_tich_500_ngn_m3_cn_tro_dy_vo_co_diem_mu_kho_nm_2017
Hồ chứa nước Tà Tây có dung tích 500 ngàn m3 cạn trơ đáy vào cao điểm mùa khô năm 2017

Cụ thể, vào các ngày 10-12/3, độ mặn đo được từ 1,8 – 7,7%o, thời gian KIWACO phải ngưng lấy nước vào hồ chứa từ 9,5 – 17 giờ/ngày. Trong những ngày nói trên, chỉ khi vào thời điểm triều kém KIWACO mới có thể lấy bổ sung nước ngọt vào hồ. Chi cục Thủy lợi Kiên Giang đã triển khai mở bổ sung thêm 2 cửa cống Sông Kiên (tổng cộng mở 3/5 cửa) để tăng cường thoát nước mặn ngược ra biển, tạo điều kiện cho KIWACO lấy nước ngọt.

Mùa khô trong 2 năm liên tiếp (2016-2017), xâm nhập mặn đã khiến nhà máy nước Rạch Giá của KIWACO gần như bị tê liệt, buộc phải cúp nước luân phiên kéo dài, hàng chục ngàn hộ dân TP Rạch Giá và một phần huyện Hòn Đất bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

Tỉnh Kiên Giang phải huy động xà lan cỡ lớn chở nước ngọt cách xa cả chục km từ thượng nguồn về cấp bổ sung vào hồ chứa nhà máy, nhưng nước máy cũng chỉ chảy nhỏ giọt. Người dân thành phố biển Rạch Giá có thể sẽ đối mặt với năm thứ 3 liên tiếp thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô nếu thời gian tới tình hình không được cải thiện.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm