| Hotline: 0983.970.780

Mang lợn dịch tiêu huỷ sát trại lợn tiền tỷ của dân: Đã phù hợp với quy định?

Thứ Tư 08/05/2019 , 09:15 (GMT+7)

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đưa tin, tại xóm Ngói, xã Hà Châu, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) xảy ra sự việc địa phương mang lợn dịch đến gần trại lợn tiền tỷ của dân tiêu huỷ. Vậy việc tiêu huỷ có đảm bảo đúng quy định hay chưa?

Sự việc xảy ra từ ngày 5/5, khi trên mạng xuất hiện đoạn clip việc ông Tạ Đình Sang phản ứng gay gắt việc xã Hà Châu tiến hành tiêu huỷ lợn ở vị trí cách trạng trại của gia đình khoảng 50m. Dư luận vẫn xôn xao, thậm chí là phản ứng tiêu cực với cơ quan chức năng và cho rằng việc tiêu huỷ như vậy là làm hại người chăn nuôi, mà cụ thể là nhà ông Sang.

Vị trí chôn lợn dịch bệnh cách trang trại nhà ông Tạ Đình Sang khoảng 50m (vị trí đánh dấu X). Ảnh: Nguyễn Toán.

Trao đổi sự việc này với ông Nguyễn Phi Khuy – Trưởng xóm Ngói, khẳng định là việc làm hố chôn tiêu huỷ lợn vẫn đảm bảo đúng quy trình theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Khoảng cách vẫn đảm bảo cách chuồng trại và nhà dân trên 30m. Hiện xóm Ngói có tới 4 hộ đã có lợn nhiễm bệnh và đã tiêu huỷ gần 30 con. Đa số đều chôn trong chính vườn nhà dân có lợn dịch, nhưng nhà ông Chung Sen vừa rồi không có đất, nên mới mang ra nghĩa địa gần đó để chôn.

Ông Nguyễn Phi Khuy – Trưởng xóm Ngói khẳng định vẫn đảm bảo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Ảnh: Nguyễn Toán.

Còn theo chủ trang trại gần với khu vực tiêu huỷ ở xóm Ngói, vợ chồng ông Tạ Đình Sang tâm sự rằng đến thời điểm này trại lợn gia đình vẫn khoẻ mạnh là do gia đình làm tốt công tác vệ sinh, phòng dịch và tăng cường cho lợn thuốc đề kháng. Rất lo lắng và mất ăn mất ngủ nêu xảy ra dịch thì thiệt hại của gia đình dù được hỗ trợ cũng sẽ mất cả trăm triệu đồng. Ông Sang rất bức xúc cho rằng ở xóm còn nhiều chỗ tiêu huỷ, không có chuồng trại nhưng lại không mang đến. Như vậy khác gì mang mầm bệnh đến cho người gia đình mình.

Làm việc với Báo NNVN về việc tiêu huỷ lợn tại xóm Ngói, ông Nguyễn Viết Đài – Chủ tịch UBND xã Hà Châu cho biết không có chuyện làm hại người dân như thông tin lan truyền trên mạng, việc tiêu huỷ đảm bảo khoảng cách theo quy định. Địa phương từ khi có dịch xảy ra luôn đặt quyền lợi người dân lên trên hết. Đã thực hiện theo đúng các quy định về phòng chống dịch, hỗ trợ người dân hoá chất tiêu độc khử trùng và 11 tấn vôi để rải rắc đường đi ở các xóm.

Ông Đài cũng lý giải việc làm hố chôn tiêu huỷ lợn bệnh gần với trại lợn nhà ông Tạ Đình Sang biết là chưa thật sự phù hợp. Nhưng đó là trường hợp bất khả kháng vì xã Hà Châu đất chật, người đông không thể chọn được địa điểm khác, vì xung quang là đất của dân, mang đi nơi khác thì không được. Chỉ có mỗi vị trí hiện tại là đất nghĩa địa, không phải đất của ai, mà vẫn đảm bảo khoảng cách theo quy định.

Trang trại nhà ông Sang hiện có khoảng 100 lợn thịt, 15 lợn nái và hơn 100 lợn con. Ảnh: Nguyễn Toán.

Theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, thứ nhất về Nguyên tắc tiêu hủy chọn địa điểm tiêu hủy phải theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ dịch. Thứ 2 về Quy cách hố chôn thì địa điểm làm hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).

Như vậy thì việc tiêu huỷ lợn đã đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định về khoảng cách. Nhưng có thể khẳng định là chưa thật sự phù hợp về địa điểm vì quá gần với 1 trại lợn quy mô lớn chưa phát hiện bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên đó là việc làm bất khả kháng như lời giải thích của lãnh đạo xã Hà Châu.

Xem thêm
Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất