| Hotline: 0983.970.780

Măng tây xanh Đức Lập khẳng định thương hiệu

Thứ Bảy 30/09/2017 , 07:50 (GMT+7)

Măng tây xanh là loại cây trồng mới đưa vào canh tác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ban đầu chỉ có một số hộ dân ở huyện Gia Bình trồng thử nghiệm sau đó phát triển ra các huyện Lương Tài, Tiên Du…

10-27-47-2151510600
Thu hoạch măng tây xanh

Qua thực tế sản xuất thì cây măng tây xanh khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Bắc Ninh và cho hiệu quá kinh tế khá cao. Tuy nhiên việc sản xuất còn phân tán, nhỏ lẻ. Việc bón phân và công tác phòng trừ dịch hại còn chưa tuân thủ chặt nguyên tắc "4 đúng". Chất lượng sản phẩm chưa tạo được thương hiệu, giá cả bấp bênh, phụ thuộc vào các doanh nghiệp thu mua.

Nhận thấy được điều đó, từ một trang trại sản xuất măng tây xanh thông thường, đến cuối năm 2015 trang trại Đức Lập đã chuyển hướng sản xuất theo quy trình VietGAP. Đảm bảo nghiêm ngặt những quy định về nguồn nước, đất trồng và sản phẩm được kiểm tra định kỳ của các cơ quan chuyên môn. Phân bón sử dụng là phân gà được ủ trấu đã hoai mục nhằm cải tạo và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất.

Trang trại cũng xây dựng bể chứa diện tích 50m³ dùng để ủ phân gà. Nguồn nước tưới cũng được xử lý để đảm bảo đúng quy định. Từ đó hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn VietGAP. Thi thoảng có cây bị nấm hoặc rỉ sắt, trang trại phải sự dụng thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ để phun hoặc ngắt bỏ để tránh lây lan sang cây khác.

Ngoài ra, do không sử dụng thuốc trừ cỏ nên trang trại cũng tốn nhiều công làm cỏ hơn so với thông thường. Năm đầu để 5 - 7 cây/khóm. Từ năm thứ hai trở đi để 3 - 5 cây/ khóm. Thi thoảng tỉa bỏ những cây già. Sử dụng ≥ 70% phân hữu cơ. Khi chăm sóc không để cây mẹ quá tốt khiến mầm không bứt lên được.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Nguyễn Mạnh Cường, một trong ba người cùng hùn vốn đầu tư thuê đất xây dựng trang trại Đức Lập cho biết: Từ cuối năm 2014 các anh thuê 1ha đất tại thôn Hương Vân, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du. Sau đó cải tạo đất, quy hoạch trồng măng tây xanh. Vừa làm vừa học hỏi, những lứa măng tây xanh đầu tiên được thu hoạch và tiêu thụ thuận lợi.

"Chỉ có bảo đảm chất lượng, làm cho người tiêu dùng tin vào sự an toàn của sản phẩm, mới khiến họ bỏ tiền ra mua sản phẩm với giá cao hơn. Sau khi tìm hiểu, đầu năm 2016, chúng tôi chuyển hướng trồng măng tây xanh theo quy trình VietGAP", anh Cường nói.

Do áp dụng sản xuất hữu cơ, sản lượng măng tây xanh của trang trại Đức Lập thấp hơn so với các cơ sở sản xuất thông thường, chỉ đạt 1,3 tấn/tháng, trung bình 20 tấn/năm và vào mùa đông thấp hơn.

Đổi lại, từ khi được chứng nhận VietGAP, các sản phẩm có tem nhãn rõ ràng, giá bán cao hơn sản phẩm thông thường từ 20.000 - 30.000 đồng, đạt 80.000 - 100.000 đồng/kg. Năm 2016, thu nhập từ măng tây xanh được 800 - 900 triệu, sau khi trừ chi phí cho lãi gần 400 triệu. Nhờ vậy, trang trại đã được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh trao bằng khen là cơ sở có sản phẩm tiêu biểu giai đoạn 2007 - 2017.

10-27-47-bi-7151509999
Sản phẩm măng tây xanh Đức Lập

Đầu năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh, măng tây xanh Đức Lập được đề cử là 1 trong 3 sản phẩm tiêu biểu của tỉnh. Có tiếng như vậy nên thị trường tiêu thụ măng tây xanh Đức Lập rất rộng mở, nhiều siêu thị, cửa hàng ở Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh cũng tìm đến đặt mua lâu dài. Đồng thời, sản phẩm được tiếp cận hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại như tham gia các hội chợ, triển lãm… quảng bá đến đông đảo người tiêu dùng.

Bằng việc tận dụng tốt nhu cầu của thị trường về sản phẩm sạch, an toàn trang trại măng tây xanh VietGAP Đức Lập đã dần khẳng định được thương hiệu của mình. Đó cũng là hướng đi để người nông dân có thể nâng cao được giá trị nông sản và tạo được tính ổn định, lâu dài cho sản xuất...

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm