Thứ sáu, 26/04/2024 | 14:23 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 06:10, 01/03/2019

Mạnh dạn khởi nghiệp từ nông sản sạch

Anh Huỳnh Phú Lộc (sinh năm 1990) ở phường 5, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) mạnh dạn đầu tư khởi nghiệp thành công với mô hình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC).

Mô hình của anh Lộc có 3 nhà lưới với quy mô 1.800 m2, chuyên sản xuất các loại rau quả sạch an toàn theo công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel. Các sản phẩm chủ yếu như cà chua Hà Lan, cà chua đen Nga, dưa lưới Úc… hiện được các siêu thị, chuỗi cửa hàng sạch ở ĐBSCL và TP.HCM thu mua với giá cả ổn định.

09-31-19_1_2
Anh Huỳnh Phú Lộc khởi nghiệp thành công với mô hình nông nghiệp công nghệ cao 

Anh Lộc kể, tháng 10/2017, anh bắt tay vào làm nhà lưới, nghiên cứu kỹ thuật trồng cà chua và một số loại rau thông thường như dưa leo, xà lách, nhưng chủ yếu vẫn là chuyên canh cà chua Hà Lan. Ban đầu anh dành 1.000 m2 để trồng 2.500 cây cà chua, đến cuối vụ mỗi cây cho thu hoạch 4kg trái. Trong năm, anh sản xuất 1 vụ cà chua, với giá bán dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, doanh thu khoảng 350 triệu đồng. Không kể chi phí đầu tư nhà lưới ban đầu thì lãi từ cà chua đạt gần 2/3 doanh thu.

Song song đó, anh tiếp tục thử nghiệm trồng thêm dưa lưới. Vụ đầu tiên, anh Lộc thử nghiệm thành công trên 500m2. Vụ thứ hai anh mạnh dạn chuyển đổi tất cả diện tích sang trồng dưa lưới để cách ly mầm bệnh của cà chua. Đối với dưa lưới, chi phí bỏ ra đầu tư đầu mỗi vụ trên 70 triệu đồng, bình quân lãi khoảng 200 triệu đồng/vụ. Theo tính toán của anh Lộc, mỗi vụ dưa lưới thường kéo dài từ 2 - 2,5 tháng, nếu tính cả thời gian xử lý, cải tạo môi trường, cách ly mầm bệnh mỗi năm có thể trồng được 4 - 5 vụ.

09-31-19_2_2
Mô hình sản xuất dưa lưới CNC của anh Lộc cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/vụ

Trước khi quyết định chuyển hướng đầu tư làm NNCNC, anh Lộc từng tốt nghiệp kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm và có thời gian dài làm việc cho các công ty thủy sản, rồi chuyển sang làm kinh doanh. Bên cạnh đó anh cũng có khoảng thời gian kinh doanh, thiết kế lắp đặt các sản phẩm nhà lưới phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Từ đó anh thấy được xu hướng tiêu dùng các sản phẩm sạch an toàn của người dân là rất lớn và là xu thế trong tương lai.

Cùng với kinh nghiệm, vốn liếng tích lũy, anh Lộc bàn với vợ quyết định thuê 2.000 m2 đất tại phường 5 (TP Vĩnh Long) để tiện đầu tư xây dựng nhà lưới sản xuất rau sạch theo chuẩn VietGAP. Anh đã tự thiêt kế và mua vật liệu thi công nhà lưới với chi phí rẻ bằng 50% so với thuê đơn vị thi công. Anh Lộc cho biết, chi phí đầu tư 1.800 m2 nhà lưới anh tự làm chỉ tốn khoảng 600 triệu đồng. Hơn 1 năm canh tác đã thu hồi được chi phí đầu tư ban đầu và sản xuất có lãi.

Nói về thành công của mình, anh Lộc tâm sự: “Những năm qua mình đi làm nhiều nơi, đã học hỏi không ít mô hình làm kinh tế. Cuối cùng mình nhận ra, làm NNCNC là xu hướng bền vững vì nhu cầu sản phẩm sạch là tất yếu trong thời gian tới cũng là lúc mình mạnh dạn bỏ công việc ở thành phố về lập nghiệp. Hiện mình đang hướng dẫn một số anh em cùng chí hướng vào làm chung để cùng khởi nghiệp”.

09-31-19_3_2
Theo anh Lộc, cà chua đen có nhu cầu khá cao trên thị trường nhưng nguồn cung hạn chế
Bên cạnh cây trồng chủ lực là dưa lưới, hiện anh Lộc còn trồng thêm cà chua đen Nga với giá thu mua tại các siêu thị đến 80.000 đồng/kg. Cà chua đen cũng được kỳ vọng mang lại thu nhập cao cho mô hình của anh. Thời gian tới, theo yêu cầu của nhiều bà con, anh sẽ hợp tác mở rộng vùng đầu tư sang An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang…

 

MINH ĐẢM

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm