| Hotline: 0983.970.780

Mạnh tay với tôm tạp chất

Thứ Tư 20/03/2019 , 11:20 (GMT+7)

Con tôm là đối tượng SX chủ lực của tỉnh Cà Mau, chiếm gần 80% tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp địa phương.

Việc định hướng rõ ràng để phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo ATTP là mục tiêu tỉnh này hướng đến.

10-57-29_sx_tom_sch_theo_chuoi_gi_tri_xut_khu_l_muc_tieu_m_tinh_c_mu_huong_den
SX tôm sạch theo chuỗi giá trị xuất khẩu là mục tiêu mà tỉnh Cà Mau hướng đến

Cà Mau đã xây dựng, phát triển nhiều mô hình nuôi tôm siêu thâm canh theo chuỗi giá trị xuất khẩu. Đồng thời, luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường. Thực tế, sự phát triển mạnh mẽ của ngành tôm Cà Mau nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung trong thời gian gần đây, phần nào đã thấy được sức nặng của con tôm đối với nền kinh tế khu vực.

Song, đi kèm với sự phát triển, ngành hàng tôm luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đó là vấn nạn bơm chích tạp chất, vận chuyển mua bán tôm tạp chất diễn ra âm ỉ ở nhiều nơi.

Tại huyện Cái Nước, việc chú trọng phát triển tôm nuôi theo hướng sạch luôn được địa phương đặc biệt quan tâm. Huyện luôn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra cũng như tuyên truyền việc mua bán tôm đảm bảo ATTP. Điều mà huyện quan tâm nhất vẫn là việc chế tài xử lý hành vi đưa tạp chất vào tôm nuôi còn quá nhẹ.

Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện Cái Nước cho rằng, việc xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ATTP vẫn chưa đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp, cá nhân hám lợi. “Hiện chưa có quy định áp dụng hình thức phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về ATTP, đình chỉ hoạt động…”, ông Giang nói.

Theo ông Giang, hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng. Từ đó ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của ngành hàng này khi đưa ra thị trường. Quá trình thanh tra, kiểm tra, huyện nhận thấy, nạn bơm chích tạp chất tập trung ở một số cơ sở nhỏ lẻ và diễn ra lén lút. Hình thức bơm chích, vận chuyển ngày càng tinh vi để qua mặt cơ quan chức năng.

“Nếu doanh nghiệp mạnh tay không thu mua thì thử hỏi ai dám bơm tạp chất nữa. Vì vậy, thời gian tới, địa phương kiến nghị xử mạnh tay với các trường hợp bơm tạp chất vào tôm nguyên liệu. Nếu phát hiện cơ sở, doanh nghiệp vi phạm ở địa phương nào, thì phải có hình thức xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở địa phương đó”, ông Giang nêu quan điểm.

10-57-29_c_mu_kien_quyet_mnh_ty_voi_hnh_vi_du_tp_cht_vo_tom_nguyen_lieu
Cà Mau kiên quyết mạnh tay với hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nhìn nhận: Việc xây dựng mô hình liên kết SX sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong phát triển ngành hàng tôm xuất khẩu. Đồng thời, tăng lợi ích cho người nuôi và doanh nghiệp. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ ký kết 61 hợp đồng hợp tác phát triển chuỗi ngành hàng tôm, với sự tham gia của 18 HTX và 20 THT. Dù vậy, các hoạt động liên kết chưa thật sự chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng hủy hợp đồng giữa các bên liên quan. Đáng chú ý, việc tiếp cận vốn vay SX theo chuỗi còn nhiều khó khăn, quy mô SX nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết.

"Để con tôm vươn rộng ra thị trường thế giới, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt được mục tiêu SX theo liên kết chuỗi một cách bền vững. Đồng thời SX phải chặt chẽ, kiểm định nghiêm ngặt từ khâu đầu vào đến đầu ra. Kiên quyết xử lý mạnh tay đối với các doanh nghiệp, cá nhân liên quan đến tôm tạm chất, sản phẩm không đạt ATTP như rút giấy phép, đình chỉ hoạt động… Có như vậy thì vai trò, vị thế của con tôm mới được nâng tầm", ông Sử nói.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm