| Hotline: 0983.970.780

Masan Consumer đồng hành cùng chương trình 'Kiến tạo nhịp cầu'

Thứ Ba 14/01/2020 , 10:08 (GMT+7)

Cầu dây văng Khang Phúc vừa khánh thành giúp 900 hộ gia đình được hưởng niềm vui ngay những ngày đầu năm mới 2020…

Chiếc cầu mới vững chắc vươn mình qua dòng Kênh 28.

Ngày 11/1, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (“MSC”) phối hợp với Quỹ Nam Phương hoàn thành chiếc cầu dây văng lớn Khang Phúc (tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), cải thiện điều kiện di chuyển của hơn 900 hộ gia đình quanh khu vực cầu, thúc đẩy giao thương, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Khởi công từ ngày 27/7/2019, sau hơn 5 tháng thi công, Cầu Khang Phúc đã chính thức đi vào hoạt động với tổng chiều dài 87m, chiều rộng 2,5m, tải trọng 1 tấn, giúp hàng trăm người dân qua lại an toàn mỗi ngày.

Là cây cầu nằm trên tuyến Kênh 28 trong xã Hậu Thành khi hoàn thành sẽ thông tuyến kết nối gần hơn đến các xã như Mỹ Hội, Hòa Khánh thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Ngoài việc phục vụ đi lại của bà con, cây cầu còn có vai trò quan trọng trong việc đến trường của các em học sinh trường tiểu học Hậu Thành, khi các em thường phải chờ đò đưa qua sông.

Ngoài ra, đây là vùng kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo với việc trồng nông sản/cây trái, xay xát lúa gạo. Việc chuyên chở cũng gặp không ít khó khăn khi di chuyển bằng đò, hoặc chạy vòng khá xa để đến chợ… Vì thế, việc hoàn thành cây cầu này có một ý nghĩa vô cùng to lớn với bà con địa phương.

Cũng tại dòng Kênh 28 này, năm 2016, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã tài trợ cây cầu dây văng Khang Linh tại xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Cầu Khang Phúc sẽ là cây cầu thứ 4 tại huyện Cái Bè và là cây cầu thứ 6 mà Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đồng hành cùng quỹ Nam Phương ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Niềm vui của các em nhỏ trên cây cầu mới hoàn thành.

Dự án cầu Khang Phúc chính là dự án cầu dây văng lớn nhất mà Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan tài trợ xây dựng từ trước đến nay. Chi phí xây dựng cầu hơn 3,2 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan - nhà tài trợ chính, cùng Quỹ thiện nguyện Nam Phương đóng góp 71%, UBND Cái Bè hỗ trợ 29% vốn đối ứng.

Với việc kết nối đôi bờ, chiếc cầu không chỉ kết nối tình làng nghĩa xóm bấy lâu nay bị ngăn cách mà còn kết nối những ước mơ tươi đẹp. Từ đây, bà con có thể giao thương thuận lợi, các em nhỏ vui bước đến trường mỗi ngày, ươm mầm cho những ước mơ tương lai.

Nhân dịp cận Tết Nguyên Đán, Công ty Masan Consumer đã trao tặng 30 phần quà cho các em học sinh và 70 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, gửi niềm vui để bà con đón Tết sum vầy, vui vẻ và hạnh phúc.

 Trao quà cho các em học sinh.

Tại buổi lễ khánh thành cầu Khang Phúc, đại diện Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan cho biết: “Là Công ty sản xuất hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực mang đến các sản phẩm ngon, đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu và thể chất người Việt để phục vụ người tiêu dùng. Chúng tôi cũng thường xuyên tham gia vào các hoạt động cộng đồng đầy ý nghĩa nhằm góp phần làm cho cuộc sống người dân Việt Nam tốt đẹp hơn mỗi ngày”.

Trao quà cho bà con khó khăn đón Tết.

GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG MASAN

Masan Consumer (“MSC”) là một trong những Công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan, nước khoáng và nước tăng lực).

Công ty bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2.000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam.

Masan Consumer đã tạo nên các thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu như Chin-Su, Omachi, Kokomi, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Vinacafé, Wake-Up Saigon, Wake-Up 247, Vĩnh Hảo thông qua chiến lược đặt người tiêu dùng Việt lên hàng đầu.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm