| Hotline: 0983.970.780

Mất dần làng chiếu cói Thuỷ Tú

Thứ Ba 19/10/2010 , 11:46 (GMT+7)

Làng chiếu cói thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái, cách trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa) chừng 3 km về phía Tây , có từ lâu đời. Làng nghề này từng giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.

Làng chiếu cói thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Thái, cách trung tâm TP Nha Trang (Khánh Hòa) chừng 3 km về phía Tây , có từ lâu đời. Làng nghề này từng giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động. Thời hoàng kim làng nghề từng nằm trong tour du lịch ghé thăm của du khách trong ngoài nước.

Chúng tôi đã có dịp về thôn Thủy Tú, vừa mới tới đầu làng ấn tượng đầu tiên đập vào mắt tôi là những chiếc chiếu đầy màu sắc rực rỡ, với những nét hoa văn tinh xảo được trưng bày ở từng nhà, xóm. Cái khác biệt của chiếu cói nơi đây so với nơi khác là chiếu được tạo hoa văn từ những màu sắc được nhuộm sẵn trên cói, đòi hỏi người dệt phải nắm bắt kiểu mẫu, đường dệt…

Tuy nhiên khác hẳn sự nhộn nhịp dạo trước, làng chiếu cói hiện khá đìu hiu, vắng thợ dệt chiếu. Bà Phạm Thị Nhỏ (55 tuổi) đã dệt chiếu cói từ khi mới lên 5 tuổi, cảm thấy nuối tiếc khi chứng kiến làng nghề đang tuột dốc. Giọng bà Nhỏ buồn buồn: “Nghề dệt chiếu cói có lâu lắm rồi, không nhớ rõ nữa, cha truyền con nối. Trước đây làng nghề này rất phát triển, có nhiều mối đặt hàng khắp nơi như: Ninh Thuận, Đăk Lăk, Gia Lai…làm không xuể, mỗi ngày có thể kiếm cả trăm ngàn. Bây giờ ít mối đặt hàng, thu nhập bấp bênh. Con cháu cũng không mặn mà với nghề cha ông nữa, đa phần bỏ đi kiếm việc khác làm. Có lúc chị em tôi buộc phải ngừng dệt do nguyên liệu không có, đầu ra hạn chế”.

Bà Phạm Thị Diệu, em gái bà Nhỏ cho biết thêm: "Hiện nghề này phù hợp những người già yếu không thể ra đồng làm ruộng, làm mướn được. Tuy thu nhập thấp nhưng cũng đỡ hơn là không có việc gì làm, lại không phải dầm mưa dãi nắng". Hộ bên cạnh là bà Nguyễn Thị Phố cho biết: “Nguyên liệu cói ở đây khan hiếm do không có đất trồng, phải mua qua mối nên chịu giá cao làm không có lãi. Giờ hai người dệt cả buổi chỉ kiếm được 30 ngàn/ngày”.

Còn nhớ vào những năm 80, khi nhu cầu về sản phẩm chiếu cói cao, nhiều hộ gia đình dệt liên tục cả ngày lẫn đêm “hái” ra tiền. Được biết, chiếu cói không còn ai ưa chuộng là do nhiều loại chiếu xâm nhập từ Trung Quốc như: chiếu nhựa, chiếu trúc, nệm…mát mắt khiến chiếu cói không thể cạnh tranh nổi. Hơn nữa nguyên vật liệu hiện nay càng khan khiếm do đất trồng cói đang dần thu hẹp. Được biết, giá một đôi chiếu 1m6 khoảng 120 ngàn đồng. Tuy nhiên, một đôi chiếu dệt phải tốn hơn 5 kg nguyên vật liệu cói giá 12ngàn/kg, tiền màu phẩm, dây đay, do đó trừ chi phí không có lãi.

Trao đổi với ông Nguyễn Thanh Hy, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thái cho biết, làng nghề chiếu cói ở Thủy Tú có từ lâu đời. Thời thịnh vượng những năm 1980-1999, với 450 hộ dệt chiếu cói. Mặc khác, làng nghề từng nằm trong tour du lịch của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, do quá trình đô thị hóa, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần nên diện tích cói cũng co lại hiện còn 4ha cói (mất 36 ha cói), với 45 hộ dệt cói. Làng nghề hiện đang đứng trước nguy cơ đang dần bị mai một.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm