| Hotline: 0983.970.780

Mất mùa vì thiên tai, dịch bệnh

Thứ Hai 09/09/2013 , 08:59 (GMT+7)

Hiện nay nhiều diện tích lúa mùa ở Thanh Hoá đang vào độ chín rộ, chuẩn bị thu hoạch. Nhưng so với vụ mùa 2012, năng suất, sản lượng đều bị thâm hụt khá lớn do dịch rầy nâu và bệnh bạc lá gây ra.

Hiện nay nhiều diện tích lúa mùa ở Thanh Hoá đang vào độ chín rộ, chuẩn bị thu hoạch. Nhưng so với vụ mùa 2012, năng suất, sản lượng đều bị thâm hụt khá lớn do dịch rầy nâu và bệnh bạc lá gây ra.

Nhiều diện tích mất trắng

Nhận được phản ánh của người dân, nhiều diện tích lúa mùa bị mất trắng, giảm năng suất do dịch rầy nâu và bệnh bạc lá gây ra, chiều 6/9 chúng tôi về xã Thiệu Long, huyện Thiệu Hoá tìm hiểu thực hư.

Đi dọc QL47 từ TP Thanh Hoá lên đến xã Thiệu Long, quan sát hai bên đường hầu hết các cánh đồng đều bị bạc trắng lá, trong khi bông lúa chỉ mới chín được 70 - 80%, một số diện tích bị cháy rầy thì đổ sạp chìm trong nước.

Chị Đỗ Thị Thu ở thôn Minh Đức, xã Thiệu Long cố vớt mớ lúa chìm dưới nước lên, nói: “Lúa của tôi đây chỉ cháy rầy cục bộ nên còn cho thu hoạch chứ nhiều hộ khác lúa thối hết cả mấy sào”. Bà Trịnh Thị Hoa ở cùng thôn nhấn mạnh: “Nhà tôi có 3 miệng ăn trông chờ cả vào 2 sào ruộng. Năm nào được mùa thì đủ gạo ăn, chứ như vụ này cả 2 sào đều bị rầy đốt vàng hoe, đổ sạp dưới nước, mất đứt 50% năng suất (1,5 tạ/sào). Tới đây lại phải chạy vạy mua gạo ăn thôi”.

Hộ bà Hoa chỉ thiệt hại 2 sào, nhưng hộ chị Thu mất 4/5 sào lúa TBR 1. Chị Thu cho biết, toàn bộ diện tích lúa của gia đình chị đến nay đã chín được 70 - 80%, do ảnh hưởng của bão số 6 và lứa rầy thứ 5, thứ 6 nên chỉ trong 4 ngày từ 2 - 5/9 rầy đã gây cháy ổ cục bộ. Năng suất thu hoạch dự kiến đạt hơn 1 tạ/sào, nếu nhân với 4 sào, sản lượng lúa mùa năm nay thâm hụt so với vụ mùa 2012 trên dưới 6 tạ.

Hộ ông Hoàng Văn Ngọc ở thôn Hưng Long, xã Thiệu Long có 3 sào lúa thuần thì đều bị cháy rầy và bạc lá hết. Hai vợ chồng ông đem theo bè mảng ra ruộng cố dựng từng cây lúa lên để gặt về dùng cho chăn nuôi.


Ông Ngọc cố bòn mót số lúa bị cháy rầy về làm thức ăn cho gà, lợn

Hàng trăm gia đình khác ở xã Thiệu Long cùng chung cảnh ngộ mất mùa, sụt giảm năng suất lúa do dịch hại gây ra.

Mỗi cấp một số liệu

Để thống kê diện tích lúa bị thiệt hại, chúng tôi tìm gặp Chủ tịch UBND xã Thiệu Long Nguyễn Ngọc Tình. Tại trụ sở, ông Tình cho biết, tổng diện tích lúa mùa 2013 của xã đạt 400 ha; trong đó, diện tích bị bạc lá 170 ha (bị nặng 70 ha); năng suất thu hoạch ước đạt 50 tạ/ha (thấp hơn kế hoạch 8 tạ/ha). “Với số diện tích bị bệnh trên, sản lượng lương thực vụ mùa năm nay Thiệu Long bị thâm hụt khoảng hơn 300 tấn; trong đó, 70 ha bị bệnh nặng giảm năng suất từ 40 - 50% năng suất và 100 ha còn lại mất khoảng 20%”, ông Tình nói.

Cũng theo Chủ tịch xã này, hiện tượng cháy rầy trên địa bàn xã chỉ cục bộ một số nơi, hầu hết bị thiệt hại là do bệnh bạc lá gây ra.

Trái với con số khẳng định của Chủ tịch xã Thiệu Long, ông Trịnh Đức Hùng, Phó Trưởng phòng NN huyện Thiệu Hoá cho hay, toàn huyện có 1.000/8.306 ha lúa nhiễm rầy (bị nặng 45 ha); một số diện tích bị cháy rầy cục bộ. Riêng diện tích bị bạc lá chỉ 20 ha (10 ha bị nặng) chủ yếu trên các giống Bắc Thơm số 7, lúa lai GS9, N ưu 69, Q5, TBR 1; tập trung ở các xã Thiệu Long, Thiệu Công, Thiệu Giang.

“Đối với diện tích lúa bị rầy, chúng tôi chỉ đạo các địa phương phòng trừ quyết liệt nên dịch đã được khống chế. Riêng diện tích bị bạc lá, chỉ rất ít nên gần như không ảnh hưởng nhiều đến năng suất!. Còn 10 ha bị nặng, năng suất giảm từ 20 - 30% (khoảng 33 tấn). Cả một huyện mà sụt giảm chừng ấy lúa thì ăn thua gì!”, ông Hùng nhấn mạnh.

Hai cấp quản lý nhà nước báo cáo hai số liệu khác xa nhau đã là chuyện “bất bình thường”, nhưng khi nhận được báo cáo tổng hợp từ Chi cục BVTV, chúng tôi càng bất ngờ hơn.

Số liệu Chi cục cung cấp ngày 6/9 cho biết, toàn tỉnh có hơn 1.466 ha lúa bị nhiễm rầy; trong đó, bị nặng 129,7 ha; cháy ổ 8,31 ha (mất trắng), tập trung ở các huyện Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa... Diện tích bạc lá 847 ha (bị nặng 32 ha). Riêng huyện Thiệu Hóa, diện tích nhiễm rầy là 90 ha.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm