| Hotline: 0983.970.780

Mất ruộng

Thứ Sáu 09/04/2010 , 16:30 (GMT+7)

Do đào vàng, đất nông nghiệp bị tàn phá không thương tiếc, chưa biết khi nào mới có thể SX trở lại. Khi thuê đất của người dân để khai thác vàng, các DN trả mỗi m2 120 ngàn. Nhiều hộ nhận tiền xong tiêu hết mà đất vẫn chưa đến thời kỳ hoàn thổ nên đành phải đi bốc gỗ thuê hoặc vào rừng làm… vàng thổ phỉ.

Do đào vàng, đất nông nghiệp ở các huyện Ngân Sơn, Na Rì (Bắc Kạn) bị tàn phá không thương tiếc, chưa biết khi nào mới có thể SX trở lại. 

>> Đào cả làng lên lấy quặng
>> Bắc Kạn - ''vàng tặc'' náo loạn

Hối thì đã muộn

“Phong trào” phá ruộng làm vàng ở Bắc Kạn rầm rộ từ năm 2009. Theo quan sát của PV NNVN, dọc theo QL3 vào xã Thượng Ân, Cốc Đán, QL 279 qua các xã Thuần Mang, Thượng Quảng thuộc huyện Ngân Sơn, đến các xã Lương Thượng, Lạng San của huyện Na Rì cảnh “đãi ruộng tìm vàng” quá quen mắt. Thậm chí ở mấy thôn giáp ranh giữa xã Thượng Quan và Thuần Mang, hai nhóm đãi vàng với đầy đủ máy xúc, sàng rai, máy bơm nước cùng mấy chục phu vàng ngày đêm móc ruộng chỉ cách trụ sở UBND xã chưa đầy 1km.

Trưởng thôn Bộ bên “cánh đồng chết” không thể sản xuất

Nhiều diện tích ruộng tốt đã bị “vàng tặc” đào phá thành các ao sâu. Đất mặt đã bị hủy hoại hoàn toàn, biến thành bãi hoang lổn nhổn đá cuội. Tại cánh đồng thôn Nà Chúa, xã Thuần Mang có nhiều nhóm người đưa cả máy xúc vào ruộng. Nhiều thửa ruộng đã bị đào rộng từ 2- 4 mét, khoét sâu từ 8- 10 mét, xúc đất cho vào bao tải, kéo lên mặt đất rồi rồi vận chuyển ra suối để đãi. Thậm chí máy bơm nước không phải để chống hạn mà phục vụ cho việc đào vàng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sa khoáng khai thác trên các thửa ruộng cao được vận chuyển ra mép sông Bắc Giang để đãi. Có lẽ nông dân ở những vùng này đang ở thời điểm không SX gì bởi mỗi ngày một người dân đào vàng thủ công trên đất ruộng cũng được khoảng hơn 100.000 đồng, hôm nào gặp được khoáng là 500.000 đồng. Ruộng biến thành bãi vàng cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên hậu hoạ về việc mất ruộng dường như đang bị lợi nhuận của vàng sa khoáng làm mờ mắt.

Theo báo cáo của Sở TN-MT tỉnh Bắc Kạn, trong năm 2009 hoạt động khai thác khoáng sản trái phép xảy ra hầu hết địa bàn nhưng khá nghiêm trọng ở nhiều xã: Lương Thượng, Kim Hỷ, Lạng San, Kim Lư, Lương Thành (huyện Na Rỳ); Thượng Ân, Thượng Quan, Thuần Mang, Bằng Vân (huyện Ngân Sơn). Cuối năm 2009, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Trương Chí Trung đã chủ trì hội nghị với Chủ tịch 6 huyện cùng Chủ tịch, Bí thư của 24 xã để bàn giải pháp ngăn chặn.

Đứng thẫn thờ bên cánh đồng chết ở Cầu Treo, trưởng thôn Nà Y xã Thượng Ân, Chu Tinh Bộ đang mường tượng không biết đến bao giờ đám ruộng màu mỡ của cả thôn mớ SX lại được. Hộ anh Chu Đức Thuý có 1,5 ha ruộng trong bãi vàng này. Nhà nghèo, con đông nên khi thấy dân đào vàng hỏi mua với giá cao hai vợ chồng quyết đem bán với lời hứa đi kèm sẽ hoàn thổ sau khi khai thác xong. Trớ trêu thay, khi ruộng đã thành ao mới té ngửa rằng có hoàn thổ cũng hơn chục năm sau mới cấy được. “Bình thường, một vụ cũng sản xuất được chừng 12 gánh, mỗi gánh 30kg. Cả nhà đều trông chờ vào đó cả. Bây giờ không biết phải làm sao nữa”- anh Thuý lo lắng. Còn trưởng thôn Bộ bảo rằng, sắp tới lũ về, cánh đồng này chỉ còn đá sỏi, không thể canh tác được. Những điều này khi dân bản Nà Y biết thì đã muộn. 

Mất ruộng thành cu li

Phần lớn nông dân đều tin rằng, đất ruộng sau khi đãi vàng sẽ được hoàn thổ. Nhưng không ai biết thời gian hoàn thổ đến khi có thể SX rất dài. Xã Lương Thượng (huyện Na Rì) có hơn 60ha đất nông nghiệp bị biến thành bãi vàng. Chỉ trong một xã nhưng đã có tới 3 mỏ vàng của các Cty Sơn Trang, Kim Mỹ Hưng, An Thịnh được cấp đất tập trung khai thác dọc theo bờ sông Bắc Giang. Đội quân hùng hậu của các mỏ này cộng thêm một đội ngũ đông đảo vàng thổ phỉ ngày đêm cày xới đất nông nghiệp khiến dòng sông lúc nào cũng đục ngầu.

Đã có lệnh cấm, nhưng dân đào vàng vẫn lén lút phá ruộng

Một nông dân ở thôn Nặm Làng (xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn) cho biết muốn khai thác vàng phải dùng hoá chất Xyanua để trích phân (lọc) lấy vàng nên vàng tặc thường đào các bể hoá rộng khoảng 5 - 7m2 trên các khe núi. Sau mỗi trận mưa, nước từ bể hoá theo dòng nước phân tán đi khắp nơi, gây ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước sinh hoạt cũng bị ô nhiễm nặng. Hai bên đường dẫn vào khu vực mỏ mọc lên một số cửa hàng tạp hoá, nhưng thực chất là để bán ma tuý cho các con nghiện đang cư trú ở bãi vàng.

Bắt đầu từ năm 2006, theo thoả thuận, sau khi đền bù các Cty được tiến hành khai thác trong vòng 3 năm rồi hoàn thổ lại đất sản xuất cho dân. Tuy nhiên ông Nông Công Chức, cán bộ UBND xã Lương Thượng khẳng định: "Hiện tại các Cty Kim Mỹ Hưng, An Thịnh đã hết thời hạn thuê đất nhưng vẫn chưa chịu hoàn thổ mà chỉ xin tạm dừng khai thác. Trớ trêu nhưng chẳng biết kêu ai”.

 

Còn các hộ dân ở 5 thôn bản trong xã thi nhau tố rằng, quá trình khai thác vàng, các Cty đã vượt quá giới hạn đất được thuê, gây sụt lún đất ruộng khiến họ phải bỏ dở canh tác. Nhà cửa ở các thôn Vằng Khít, thôn Pàn Xã bị sụt lún. Các Cty chắp vá bằng cách hứa đền bù thiệt hại hoa màu theo từng vụ nhưng đến thời điểm hiện tại dân vẫn chưa nhận được đồng nào. Hộ ông Hồ Văn Vì ở thôn Vằng Khít có 3 sào ruộng ở cánh đồng Bắc Giang bị Cty Sơn Trang đổ đất vào ruộng, ngang nhiên khai thác ngoài chỉ giới. Ông Hữu cùng xóm làng kêu hết cửa này đến cửa khác nhưng vẫn vô vọng. Về vấn đề này, ông Chức khăng khăng rằng xã đã nhiều lần kêu lên cấp trên nhưng vẫn chưa thấy hồi âm.

Khi thuê đất của người dân để khai thác vàng, các DN trả mỗi m2 120 ngàn. Nhiều hộ nhận tiền xong tiêu hết mà đất vẫn chưa đến thời kỳ hoàn thổ nên đành phải đi bốc gỗ thuê hoặc vào rừng làm… vàng thổ phỉ.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm