| Hotline: 0983.970.780

Mắt thần trên đỉnh Hai Cô

Thứ Hai 16/12/2013 , 10:10 (GMT+7)

Nhô lên giữa những dải rừng uốn lượn chập chùng của dãy núi Hồ Linh (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu) là ngọn hải đăng Ba Kiềm. Từ trăm năm nay, ngọn đèn này chưa một lần thôi sáng để chỉ đường, dẫn lối cho tàu thuyền trong đêm đen.

Nhô lên giữa những dải rừng uốn lượn chập chùng của dãy núi Hồ Linh (thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa -Vũng Tàu) là ngọn hải đăng Ba Kiềm. Từ trăm năm nay, ngọn đèn này chưa một lần thôi sáng để chỉ đường, dẫn lối cho tàu thuyền trong đêm đen.

NGỌN ĐÈN KHÔNG TẮT

Dãy núi Hồ Linh là một phần trong quần thể Khu Bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu, được người dân địa phương gọi là “chốn bồng lai" vì dải núi chỉ cao 160 m và chạy dọc bờ biển còn khá hoang sơ, quanh năm sóng vỗ rì rào…

Trên ngọn núi cao nhất, núi Hai Cô, thuộc địa phận xã Bình Châu, là ngọn Hải đăng Ba Kiềm, từ hơn 100 năm nay, vẫn đứng sừng sững với con mắt “mắt thần” định hướng cho tàu thuyền ngoài khơi xa.

Do đã lâu không luyện leo núi nên hành trình lên đỉnh Ba Kiềm của chúng tôi khá vất vả. Mới đi được vài trăm mét tôi đã thấy mắt hoa, đôi chân như không phải của mình. Ông Nguyễn Văn Luận, người dân ở xã Bưng Riềng, dẫn đường cho chúng tôi cười bảo: “May là trời nắng đấy. Chứ nếu mưa còn cực hơn, vì trơn và vắt nhiều. Đi đường này gần nhưng phải leo vất vả.

Chút về tôi dẫn các anh đi đường bên kia núi. Đường đó mới được làm bằng bê tông cho xe máy chạy lên. Xa gấp mấy lần đường này, nhưng được cái dễ đi và không phải leo trèo”.

Sau hơn 1 giờ đòng hồ leo, trèo qua những bậc đá nhấp nhô, qua những thân cây rừng khô nằm chắn ngang đường, cuối cùng, chúng tôi cũng chinh phục xong bậc đá cao nhất để bước vào trạm Hải đăng Ba Kiềm. Ngọn hải đăng nằm trên đỉnh cao nhất mang tên Hai Cô, một cái tên với những giai thoại đầy màu sắc tâm linh, huyền bí.

Từ đây, phóng tầm mắt ra xa, tôi không khỏi xúc động trước bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp trước mặt. Biển bao la với những con sóng nhẹ dập dờn trong gió, ôm sát con đường ven biển mềm như dải lụa. Phía trên là màu xanh ngút ngàn của núi rừng.

Anh Nguyễn Xuân Trường, Trạm trưởng Trạm Hải đăng Ba Kiềm, đón chúng tôi bằng nụ cười tươi: “Cám ơn các anh đã lên tới đây thăm chúng tôi”. Rồi, vừa dẫn chúng tôi tham quan tòa “lâu đài” trên đỉnh núi, anh vừa kể tiếp: "Theo lịch sử của ngành hàng hải, hải đăng có nguồn gốc từ đất nước Hy Lạp. Thời cổ, trước lúc ra khơi, người đi biển hẹn thời gian quay về và dặn người nhà đốt lửa làm tín hiệu cho họ định hướng vào bờ.


Trạm trưởng Nguyễn Xuân Trường và ngọn đèn không bao giờ tắt

Do quá nhiều gia đình đốt lửa nên người đi biển khó xác định, thế nên họ sáng chế cách báo hiệu bằng ngọn đèn. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, từ được đốt bằng than củi, khí gas, sau này đèn biển mà anh em chúng tôi quen gọi mắt biển hoạt động bằng năng lượng mặt trời, máy phát điện".

Theo chân anh Trường, chúng tôi leo lên khu vực ngọn đèn nằm trên đỉnh tòa nhà. Anh Trường giới thiệu, hải đăng do những thấu kính khổng lồ được ghép chặt vào nhau nhiều năm qua vẫn lặng lẽ ngày đêm soi đường dẫn lối cho người đi biển.

Anh Trường cho biết, tùy vùng biển, độ cao, tầm chiếu xa ở mỗi vùng mà ngành hàng hải quy định màu sắc, chu kỳ chớp nháy của ngọn đèn mỗi nơi khác nhau. Với ánh sáng phát ra từ Hải đăng Ba Kiềm, ghe tàu ở cách bờ 30 km vẫn nhìn thấy rõ.

"Ban ngày, người đi biển căn cứ vào màu sắc của ngọn đèn để định hướng vị trí, biết mình ở hải phận nào, khoảng cách bao xa. Còn ban đêm thì căn cứ tín hiệu đèn chiếu xa. Hải đăng là ngọn đèn không bao giờ tắt".

NĂM CHÀNG NGỰ LÂM CÔ ĐƠN

Trạm Hải đăng Ba Kiềm có 5 anh em. Mỗi người mỗi quê, mỗi độ tuổi, đều có gia đình, vợ con. Nhưng cuộc sống xa gia đình, lại ở giữ rừng xanh, núi thẳm nên họ gắn bó như anh em ruột thịt, có thể chia sẻ mọi chuyện với nhau. Từ công việc chung đến chuyện gia đình, con cái…


Nơi ăn ngủ còn khá sơ sài của “5 chàng ngự lâm cô đơn”

Năm nay gần 50 tuổi, có thâm niên ngót 30 năm làm nghề canh giữ đèn biển, anh Trường tâm sự: “Ở trên này chúng tôi chẳng khác gì người rừng. Quanh năm suốt tháng chỉ có mấy anh em. Buồn nhưng riết rồi cũng quen. Được cái chúng tôi hiểu nhau, hiểu công việc, nên cuộc sống không đến nỗi nào. Tôi mới chuyển từ trạm bên Vũng Tàu về đây được 2 năm, nhưng dù làm ở đâu thì đặc thù của nghề này là làm việc trên núi cao, trong cô đơn”.

Chúng tôi đang nói chuyện thì anh Phạm Văn Thân, một trong 5 thành viên của trạm, từ dưới núi đi lên, “tay xách nách mang” như một bà nội trợ thứ thiệt. Thì ra anh mới “hạ sơn” đi chợ. Anh Thân cười, gật đầu chào tôi rồi xách đồ ra phía bếp. Tôi bước theo anh. Đồ ăn cho 5 người trong 1 tuần của các anh là 2 ký cá biển, 2 ký thịt heo, 3 loại rau xanh và đủ thứ gia vị kèm theo…

“Vì không có tủ lạnh nên cũng không dám mua nhiều. Cố gắng khi nào tranh thủ được thì xuống mua. Cũng có khi nhờ mấy anh bên kiểm lâm mua rồi tiện đường đi tuần mang lên dùm”, anh Trường nói.


Các anh đều là những tay đầu bếp khá

Trò chuyện tôi mới biết, anh Thân vừa cưới vợ được gần 1 năm và hiện vợ anh đang mang bầu tháng thứ 7. “Mới cưới vợ mà phải đi làm xa vậy chắc nhớ lắm?”, tôi hỏi. Anh Thân cười đáp: “Nhớ thì nhớ nhưng phải chịu chứ biết sao giờ. Được cái vợ tôi cũng hiểu và thông cảm. Giờ cũng đỡ cái là có điện thoại, liên lạc lúc nào cũng được”.

“Chả mấy khi có khách quí lên đây. Trưa nay nhất định các anh phải ở lại dùng bữa với trạm đấy. Với lại, thử xem tài nội trợ của cánh đàn ông trên núi thế nào”, anh Thân cười nháy mắt hóm hỉnh. Quan sát anh Thân chuẩn bị bữa trưa, nhìn đôi tay thoăn thoắt của anh một hồi, tôi nói: “Chắc chắn các anh nấu ăn rất ngon và rất nhanh”.

Nói về công việc, anh Trường kể: "Ngày làm việc của chúng tôi bắt đầu từ 0h mỗi ngày. Về đêm đòi hỏi anh em trong ca trực phải thức để giữ cho đèn luôn chớp nháy theo chu kỳ. Nếu chỉ cần một chút lơ là, bất cẩn, ánh đèn không chớp thì tàu thuyền sẽ mất phương hướng, hậu quả sẽ rất khó lường.


Cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nhìn từ ngọn Hải đăng Ba Kiềm

Vào mùa khô, công việc không đến nỗi vất vả nhưng khi mưa xuống, những đêm giữ đèn rất gian nan. Bước ra khỏi phòng, cứ mỗi lần leo giàn lên đến mắt biển thì gió thổi mạnh như muốn hất mình bay đi xuống vực thẳm".

“Ở đây cứ 6 tháng nắng, 6 tháng mưa. Mùa nắng không khí khô rạc người. Mùa nắng thì lo tiết kiệm nước mưa, còn mùa mưa lại lo chuyện gió, lốc. Nhất là thời gian 3 tháng cuối năm. Đây là mùa gió chướng, gió thổi vào ầm ầm mang theo hơi muối, chỉ nửa ngày là người khô rít rịt, rất khó chịu.

 Mưa xuống cũng là lúc các loài côn trùng, muỗi mòng. Ở đây rắn nhiều lắm, mà toàn rắn độc. Chuyện nửa đêm bước xuống giường đi vệ sinh, dẫm lên rắn là bình thường. Nhiều đêm rắn bò lổm ngổm trong nhà, dưới gầm giường nhưng có lẽ tụi rắn độc cũng hiểu nên từ đó đến giờ chưa ai bị chúng “xử” cả, nếu không cũng mệt”, anh Trường cười, nói thêm.

"Làm nghề này, ai cũng có nỗi niềm riêng. Chuyện vợ 2-3 lần trở dạ mà không thấy bóng chồng đâu là bình thường. Con lần đầu đến trường, con bệnh cũng chỉ toàn có mẹ bên cạnh. Cũng may trước khi lấy nhau, tụi mình làm công tác tư tưởng chu đáo nên mấy bả thông cảm. Càng nghĩ càng thương vợ”, Trạm trưởng trạm Hải đăng Ba Kiềm Nguyễn Xuân Trường.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm