| Hotline: 0983.970.780

Mặt trái của chính sách bảo hộ vắc-xin tại Trung Quốc

Thứ Tư 01/08/2018 , 10:30 (GMT+7)

Chính quyền Trung Quốc từng rất tự tin về tốc độ phát triển của ngành dược phẩm nội địa, nhưng tất cả đang lung lay dữ dội sau một loạt scandal liên quan đến sản xuất vắc-xin ở nước này.

Chính sách bảo hộ của Trung Quốc khiến người dân khó tiếp cận vắc-xin nhập khẩu đảm bảo chất lượng

Vụ việc liên quan đến sản xuất vắc-xin giả của công ty Trường Xuân có trụ sở tại tỉnh Cát Lâm mới đây bị đánh giá là vô cùng nghiêm trọng, có thể biến thành khủng hoảng. Trường Sinh đã bị phát hiện cung cấp hơn 250.000 liều vắc-xin bạch hầu, ho gà và uốn ván kém chất lượng cho Trung tâm phòng chống dịch bệnh Sơn Đông, đơn vị chịu trách nhiệm với sức khoẻ của hơn 100 triệu dân.

Báo cáo mới đây của các nhà điều tra Trung Quốc cho biết, Trường Sinh đã không tuân thủ quy trình sản xuất với mục đích cắt giảm chi phí. Theo tiêu chuẩn công nghiệp, các lô vắc-xin phải được sản xuất theo một quy trình liên tục. Tuy nhiên, Trường Sinh lại sử dụng thành phần được sản xuất ở các giai đoạn khác nhau, thậm chí không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra còn một loạt vi phạm khác liên quan đến quy trình sản xuất, bị Trường Sinh che đậy bằng các hồ sơ nguỵ tạo.

Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, giới chức Trung Quốc đã vào cuộc ngay lập tức sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Theo BBC, đây là scandal mới nhất trong chuỗi một loạt vụ bê bối các năm gần đây liên quan đến ngành dược Trung Quốc. Vụ việc của Trường Sinh được truyền thông nước này cảnh báo có thể biến thành khủng hoảng nếu chính quyền không có biện pháp xử lý thích hợp và nhanh chóng.

Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) cho biết, Bắc Kinh thực tế đang phải trả giá bởi chính sách bảo hộ ngành sản xuất vắc-xin nội địa. Cụ thể là từ nhiều năm, Trung Quốc thực hiện chính sách kiểm duyệt rất chặt đối với sản phẩm vắc-xin nước ngoài. Sau khi lên nắm quyền, Chủ tịch Tập Cận Bình đã hướng tới đưa Trung Quốc thành một nước dẫn đầu về công nghiệp dược phẩm. Chính sách này khiến cho các công ty dược nước ngoài chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ trong thị trường được đánh giá là phát triển cực mạnh của Trung Quốc.

Chuyên gia kinh tế Wang Fuzhong mới đây đã kêu gọi chính quyền mở rộng thị trường đối với vắc-xin nước ngoài. Theo ông Wang, việc duy trì một thị trường mở và cạnh tranh là giải pháp dài hạn cải thiện chất lượng dịch vụ vắc-xin của Trung Quốc. Việc chính quyền đóng cửa quá chặt với sản phẩm vắc-xin nhập khẩu về lâu dài có thể gây nên tình trạng kém hiệu quả, tham nhũng và đặt sức khoẻ người dân vào cảnh rủi ro.

Chuyên gia phân tích dược thuộc tổ chức UBS Securities, Zhao Bing nói thêm, các hình thức bảo hộ thị trường của Trung Quốc gây nhiều cản trở với vắc-xin ngoại. Ông Zhao Bing lấy ví dụ quy định buộc tất cả các loại vắc-xin phải qua thử nghiệm ở các cơ sở y tế trong nước cũng khiến quá trình vào thị trường Trung Quốc mất vài năm. Đơn cử như năm 2006, cơ quan Quản lý Dược và thực phẩm Mỹ (UFDA) đã thông qua loại vắc-xin phòng chống HPV, được xác nhận có khả năng phòng chống ung thư tử cung. Nhưng phải mất một thập kỷ, phía Trung Quốc (CFDA) mới phê chuẩn cho loại vắc-xin này được bán ở thị trường nội địa.

Số liệu của Học viện quốc gia về kiểm soát Dược, thực phẩm Trung Quốc cho biết tỉ lệ vắc-xin nhập khẩu ở thị trường Trung Quốc đã giảm từ 5% năm 2012 xuống còn 2,5% năm ngoái. Đây là con số quá nhỏ so với doanh số lên tới 3 tỉ USD mỗi năm của ngành sản xuất vắc-xin Trung Quốc. Năm 2017, doanh thu của Trường Sinh là 235 triệu USD. Sau vụ bê bối của công ty này, nhiều người ở Trung Quốc đã đưa con sang Hong Kong để thực hiện tiêm chủng, thay vì chờ vắc-xin ngoại.

(Theo SCMP, Reuters)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm