| Hotline: 0983.970.780

Mâu thuẫn trong ngôi làng nhặt rác ra tiền nhiều hơn trồng lúa ở Indonesia

Thứ Bảy 17/08/2019 , 11:24 (GMT+7)

Chính phủ Indonesia hạn chế nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài đã khiến người dân làng Bangun tức giận bởi họ có thể kiếm nhiều tiền từ việc phân loại rác hơn là trồng lúa tại khu vực từng có những cánh đồng màu mỡ này.

Heri Masud (trái), người chuyên phân loại rác, chuẩn bị dỡ rác xuống từ xe tải. Trung Quốc đã dừng nhập khẩu phế liệu. Loại hàng hóa này ngày càng tràn về Indonesia khiến chính phủ nước này phải thắt chặt quy định nhập khẩu và kiểm tra hải quan, trả lại hàng trăm tấn phế liệu về quốc gia xuất khẩu.
Các nhóm vì môi trường ủng hộ hành động trên nhưng cư dân làng Bangun, dân số khoảng 3.600 người, phản đối, cho rằng hạn chế phế liệu từ những nước như Mỹ, Canada và Australia sẽ xóa bỏ nguồn thu nhập chính của họ. Trong ảnh là Một người làm đậu phụ sử dụng phế liệu làm chất đốt.
Phế liệu nhựa và kim loại đã được phân loại ở điểm tập trung. “Nếu cấm chúng tôi phân loại rác, phải có hướng giải quyết khác. Chính phủ không tạo ra việc làm cho chúng tôi”, Heri Masud nói với Reuters trong lúc ngồi nghỉ ngơi sau khi phân loại rác ở những đống rác xung quanh làng.
Salam uống trà trước khi bắt đầu phân loại rác. Sân trước và sau của những ngôi nhà ở Bangun tràn ngập rác. Đây từng là nơi họ trồng lúa. Dân làng nhặt nhựa và nhôm phế liệu để bán cho công ty tái chế. Các nhà làm đậu phụ cũng mua phế liệu để làm chất đốt.
Ngư dân đánh bắt cá ở sông Brantas. Salam, 54 tuổi, cho biết công việc tái chế giúp anh có tiền cho con đi học, mua nhà và gia súc. Anh hiện làm trung gian giữa dân làng Bangun và một nhà máy giấy gần đó. Công việc này nhàn hạ hơn làm ruộng.
Trẻ em ở làng Bangun chơi đùa trên phế liệu. Các nhà môi trường học cảnh báo những đống rác trong khu vực là mối đe dọa đến sức khỏe người dân. Nghiên cứu bởi tổ chức vì môi trường ECOTON phát hiện nhựa siêu vi trong nước ngầm làng Bangun và sông Brantas gần đó, nguồn nước uống cho gần 5 triệu người trong khu vực.
Indonesia nhập 283.000 tấn nhựa phế liệu trong năm 2018, tăng 141% so với cùng kỳ năm trước. Theo một nghiên cứu năm 2015, Indonesia là quốc gia đóng góp nhiều thứ hai vào tình trạng ô nhiễm nhựa các đại dương. Trong ảnh là một người phân loại phế liệu hút thuốc trong giờ nghỉ.
Rác trong nước cũng là vấn đề với Indonesia với 105.000 tấn thải ra mỗi ngày tại khu vực đô thị, chỉ 15% trong số này được tái chế, Ngân hàng Thế giới cho biết trong báo cáo hồi tháng 6. Nhiều bãi rác sắp quá tải, các bãi biển thường xuyên xuất hiện rác. Indonesia đã triển khai kế hoạch giảm 70% lượng rác nhựa trên biển vào năm 2025, cam kết chi 1 tỷ USD, nhưng chưa rõ tiến triển. Jakarta còn đầu tư vào các nhà máy phát điện từ phế liệu, tính áp thuế cao với túi nhựa. Trong ảnh là ờ 50 USD rách nát được Sampi, 56 tuổi, tìm thấy trong đống rác.

Xem thêm
Diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng nhanh và ‘đối sách’ của Việt Nam

Diện tích thanh long ở Trung Quốc tăng nhanh và ‘đối sách’ của Việt Nam. Miền Tây vào mùa hến phơi nắng. Thuần hóa thú hoang dã làm bạn.

Điểm mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hai Nghị định 26 và 42 trong lĩnh vực thủy sản nhằm phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cùng theo dõi tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam với các chuyên gia về vấn đề này.

Thủy lợi Hưng Yên tưới nước bẩn màu đen như dầu luyn cho đồng lúa

Hơn 150 mẫu ruộng mới cấy ở xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên có nguy cơ chết yểu bởi nguồn nước tưới đen như dầu luyn lấy từ dòng sông Bắc Hưng Hải.

Hàng trăm cống đóng kín ngăn xâm nhập mặn bất thường

Sóc Trăng Cả trăm cống lớn nhỏ trên địa bàn các huyện Long Phú, Cù Lao Dung và Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng được đóng kín để ngăn nước mặn xâm nhập vào trong nội đồng.