| Hotline: 0983.970.780

Máy bay chiến đấu giá “bèo”

Thứ Hai 15/09/2014 , 13:10 (GMT+7)

Textron Scorpion có giá 20 triệu USD, cho dù chưa hẳn là thật rẻ trong mắt một số người nhưng rõ ràng chưa bằng 1/7 giá F-22 Raptor và chỉ bằng 1/5 F-35 Lightning II.

Trong khi những chiếc F-22 Raptor tối tân của Mỹ có giá không dưới 150 triệu USD, “anh em” của F-22 là F-35 Joint Strike Fighter tuy có rẻ hơn nhưng cũng có giá tới 100 triệu USD/chiếc, nhiều nhà SX trên thế giới đang tung ra những chiến đấu cơ được xem là giá “bèo” mà tính năng cũng rất đáng nể.

Khi giá chiến đấu cơ hiện đại đang tăng lên chóng mặt, một nhà SX máy bay của Mỹ đã tìm cách quay lại những giá trị căn bản bằng việc tung ra một thế hệ máy bay chiến đấu được thiết kế cho nhiều nhiệm vụ tác chiến nhưng giá chỉ bằng 1/5 chiếc F-35 Joint Strike Fighter, theo hãng BBC.

Mùa hè này, câu chuyện bao trùm tại triển lãm hàng không Farnborough ở Anh chính là sự vắng mặt của một loại chiến đấu cơ: chiếc F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin, còn được gọi là Joint Strike Fighter.

Dự kiến có mặt trong không quân nhiều cường quốc trong thập kỷ tới, F-35 được xem là ngôi sao của triển lãm Farnborough. Nhưng cuối cùng, “ngôi sao” đã không thể tỏa sáng tại ngày hội hàng không thế giới sau khi động cơ một chiếc máy bay loại này bị cháy khiến Mỹ phải cho dừng hoạt động của cả phi đội F-35.

Nhưng một loại máy bay mới khác, vốn chỉ mất chưa đến hai năm thiết kế, phát triển và thử nghiệm đã xuất hiện tại Farnborough. Chiếc Textron Scorpion có giá 20 triệu USD, cho dù chưa hẳn là thật rẻ trong mắt một số người nhưng rõ ràng chưa bằng 1/7 giá F-22 Raptor và chỉ bằng 1/5 F-35 Lightning II. Điều này cho thấy không nhất thiết mọi dự án vũ khí quân sự tiên tiến phải trễ hẹn nhiều năm và phát sinh chi phí hàng tỷ USD.

Textron Scorpion cũng là một hướng đi mới của việc chế tạo chiến đấu cơ cho tương lai. Không những thế, chiếc chiến đấu cơ với ngân sách hạn hẹp này còn có nhiều tính năng phục vụ đời sống dân sinh chứ không chỉ là một cỗ máy chiến tranh.

Chủ tịch hãng Textron AirLand, nhà SX Textron Scorpion, Bill Anderson nói đa phần những nỗ lực thiết kế và phát triển chiến đấu cơ trong vài thập kỷ trở lại đây tập trung vào việc tạo ra những cỗ máy đắt tiền và phức tạp.

Từ những chiếc F-35 và F-22 của Lockheed Martin (Mỹ), Euro Fighter Typhoon của châu Âu hay F/A-18 của hãng Boeing (Mỹ), các thiết kế đều phản ánh mong muốn khả năng thao diễn tốt nhiều hơn là yếu tố giá cả. Tuy nhiên với tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay, giá cả đang ngày càng trở thành vấn đề quan trọng và có tính quyết định đối với ngay cả những nước giàu phương Tây.

Chi phí thấp Textron không phải là loại máy bay duy nhất có giá thấp. Chiếc máy bay chiến đấu một động cơ JF-17 là một thiết kế của Trung Quốc, đang được SX với khách hàng xuất khẩu duy nhất là Pakistan. JF-17 cũng có giá 20 triệu USD.

Trong khi đó, một thiết kế đến từ Nga, dòng máy bay Yak-130 đang được chào hàng với tư cách một máy bay giá thấp nhưng có thể thực hiện mọi nhiệm vụ, từ không chiến đến do thám hoặc huấn luyện phi công.

“Không nghi ngờ gì nữa, rằng chúng ta cần những chiến đấu cơ tối tân, đắt tiền. Nhưng phi công cần được bay và không phải lúc nào chúng ta cũng đủ điều kiện tài chính để phi công chiến đấu thoải mái bay để tích lũy kinh nghiệm chiến đấu. Tôi nghĩ hầu hết các quốc gia đều nhận thấy không phải lúc nào cũng cần một chiến đấu cơ tối tân”, Bill Anderson.

Có ba dạng khách hàng tiềm năng cho những chiếc máy bay kiểu như Textron Scorpion, loại phi cơ có tốc độ khoảng 837km/h. Trước tiên là không quân một số quốc gia có nhu cầu máy bay phản lực loại nhỏ có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công và thêm tính năng thu thập thông tin tình báo. Họ có thể chưa có không quân hoặc đang muốn thay thế những chiến đấu cơ đã cũ.

Khách hàng dạng thứ hai là các quốc gia đã có hoặc đang phát triển lực lượng không quân tinh nhuệ, hiện đại nhưng có thể mua ít đi những chiến đấu cơ đắt đỏ để bù lại là số lượng từ những máy bay giá rẻ.

Dạng thứ ba là những cường quốc quân sự cần những máy bay tiên tiến (nhưng giá thấp) cho những nhiệm vụ đơn giản hơn nhiệm vụ của máy bay đắt tiền trong các điều kiện ít nguy hiểm hơn.

Nhưng chính xác là bằng cách nào anh có thể SX một cỗ máy vừa phức tạp vừa thách thức về công nghệ như một máy bay chiến đấu lại với giá rẻ?

Textron giải quyết vấn đề này bằng cách xem xét những nhà cung cấp linh kiện sẵn có với những cấu kiện đã đi vào SX hàng loạt, hơn là thiết kế mọi thứ từ đầu (khác với F-35, sử dụng động cơ được chế tạo riêng). Đội ngũ thiết kế được duy trì với số lượng nhân sự nhỏ, do vậy Anderson và thiết kế chính của chiếc Scorpion, Dale Tutt, có thể đưa ra quyết định nhanh chóng.

imge002101746234
Máy bay Yak-130 của Nga (AFP/Getty Images)

Tutt nói với BBC: “Chúng tôi không tốn thời gian phát triển, ví dụ như một động cơ mới hay ghế dù. Do vậy, chúng tôi có điều kiện tập trung vào việc kết hợp các linh kiện nhằm đạt yêu cầu đề ra”.

Textron cũng có thuận lợi là không phải đáp ứng yêu cầu của không quân một quốc gia cụ thể nào đó. Điều đó có nghĩa là đội ngũ phát triển có thể thay đổi thiết kế nếu họ thấy nó giúp dự án ổn hơn.

Với chiếc Scorpion, Textron muốn tham gia cuộc cạnh tranh trong năm tới. Lý do: không quân Mỹ đang có kế hoạch mua 350 máy bay huấn luyện để thay thế phi đội máy bay T-38 đã lạc hậu, phục vụ không quân từ những năm 1960. Không chỉ thế, Textron Scorpion còn có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, ví dụ giám sát biên giới, hỗ trợ nhân đạo, tuần tra biển (do tốc độ tối đa vừa phải)…

“Thậm chí trong số những quốc gia giàu có mà chúng tôi có dịp trao đổi, mọi người đều nhận thấy cần phải chú trọng tính kinh tế hơn nữa”, Anderson nói.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Bình luận mới nhất