| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 09/11/2017 , 06:30 (GMT+7)

06:30 - 09/11/2017

Mấy điều phân vân về một kết luận thanh tra, sao chỉ công bố nội bộ?

Theo Đại tá Đào Thanh Hải, kết luận thanh tra do Bộ Công an thực hiện, đã chỉ rõ ai đúng, ai sai, trong đó có cả việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân...

Đại tá Đào Thanh Hải - Phó GĐ Công an TP Hà Nội, phát biểu tại Quốc hội sáng ngày 7/1 rằng, khoảng 1 tháng trước đã có kết luận quá trình thực thi pháp luật của Công an TP trong vụ Đồng Tâm, và chỉ được công bố nội bộ tại Công an TP Hà Nội.

17-10-19_dbqh_do_thnh_hi_-_pho_gim_doc_cong_n_tp_h_noi_nh_chup_mn_hinh
Đại tá Đào Thanh Hải - Phó GĐ Công an TP Hà Nội

Theo Đại tá Đào Thanh Hải, kết luận thanh tra do Bộ Công an thực hiện, đã chỉ rõ ai đúng, ai sai, trong đó có cả việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân: “Khi cơ quan điều tra bắt giữ ông Lê Đình Kình, thì gia đình ông Kình đã xông vào chống lại lực lượng thi hành công vụ, giằng co và đã xảy ra việc ông Lê Đình Kình bị gãy chân”.

Ông Kình có tố giác một cán bộ có đánh ông gãy chân. Thế nhưng trong quá trình thanh tra, điều tra, kiểm tra lại thì người đó có mặt ở hiện trường nhưng không hề tham gia việc bắt giữ mà đứng cách đó một đoạn. Cũng theo ông Hải: “Đây có phải là thanh tra của thành phố đâu mà công bố cho toàn dân? Đây là thanh tra nội bộ về việc chấp hành pháp luật của Công an TP Hà Nội trong thực thi nhiệm vụ tại Đồng Tâm. Do vậy, chỉ công bố kết luận đúng sai tại Công an TP Hà Nội”.

Ngược lại, trưa 7/11, trao đổi với một cơ quan báo chí, ông Lê Đình Công - con trai cụ Lê Đình Kình - cho biết, thông tin lãnh đạo Công an Hà Nội đưa ra là không chính xác. Không có chuyện cụ Kình bị gãy chân trong quá trình giằng co với lực lượng cơ quan chức năng: "Chúng tôi phản bác hoàn toàn ý kiến này. Rất nhiều người dân có mặt tại hiện trường hôm đó đã chứng kiến sự việc ông T.T.T đá gãy chân ông (cụ Lê Đình Kình - PV). Trong đơn người dân đã đứng ra làm chứng cho việc này...".

Có mấy điều phân vân.

Công dân Lê Đình Kình đã tố giác một cán bộ gây thương tích, thì cơ quan công an phải giải quyết và trả lời theo kết luật thanh tra cho cụ Kình theo quy định của pháp luật. Bởi theo Điều 57, mục 1, khoản C của Luật Khiếu nại, tố cáo, thì người tố cáo có quyền “Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo”. Nhưng, có vẻ như kết luận thanh tra sự việc của Bộ Công an không được thông báo cho ông Lê Đình Kình, mà chỉ “công bố kết luận đúng sai tại Công an TP Hà Nội”.

Công việc điều tra sự việc trên là chức năng, là chuyên môn của lực lượng công an, nên kết luận đúng, sai từ quá trình điều tra đó là hợp pháp và hợp lý. Không bàn tới những biện pháp nghiệp vụ của kỹ thuật điều tra, nhưng điều tối thiểu là phải có sự tham gia của các bên, lời khai của công dân Lê Đình Kình và những người dân có mặt khi đó tại hiện trường, cùng các cán bộ chiến sĩ công an tham gia bắt giữ ông Lê Đình Kình.

Công tác điều tra nếu được thực hiện đúng quy định, sẽ làm rõ được nguyên nhân trực tiếp làm công dân Lê Đình Kình bị gãy chân là do giằng co bị té ngã rồi tự gãy, hay bị ai đánh. Điều này rất hệ trọng. Bởi những kết luận của công tác điều tra, còn giúp xác định được lời tố cáo của công dân Lê Đình Kình về việc ông bị đánh gãy chân là đúng sự thật hay là lời vu khống?

Rõ ràng, kết luận thanh tra Công an TP Hà Nội do Bộ Công an thực hiện, cần phải được công khai và minh bạch.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm