| Hotline: 0983.970.780

Máy ép phân 'cứu cánh' nuôi bò

Thứ Ba 14/05/2019 , 10:10 (GMT+7)

Những năm gần đây, người dân huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La) đầu tư máy ép phân trong chăn nuôi đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

08-34-31_nh_1
Máy ép phân của trang trại ông Nguyễn Thạch Lõi, ở tiểu khu 67, thị trấn Nông trường Mộc Châu.

Theo đánh giá của Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp huyện Mộc Châu (LCASP Mộc Châu), hàng năm các trang trại trồng cây ăn quả kết hợp nuôi bò không sử dụng máy ép phân, bể biogas thì phải mua hàng tấn phân NPK để bón cây. Qua thực hiện mô hình máy ép phân đã góp phần giúp giảm 100% lượng phân NPK, tiết kiệm 5-10 triệu đồng/năm/ha. Nhờ sử dụng sản phẩm từ máy ép phân, cây trồng luôn xanh tốt. Năng suất cao hơn hẳn bón các loại phân bón vô cơ, đồng thời tiết kiệm được chi phí đáng kể về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Trang trại nuôi bò sữa của ông Nguyễn Thạch Lõi, ở tiểu khu 67, thị trấn Nông trường Mộc Châu có quy mô 10ha, với 200 con bò sữa, mỗi ngày thải ra gần 3 tấn phân bò. Để giải quyết bài toán chất thải trong chăn nuôi, năm 2016 ông Lõi “trình làng” 2 máy ép phân với kinh phí hơn 1 tỷ đồng.

Theo đó, phân bò ở chuồng được dọn về chung một hố, máy được bật sẽ tự động hút phân bò tươi lên ép thành phân khô. Kết quả, thành phẩm sẽ là phân riêng (phân khô tơi xốp có độ ẩm khoảng 15 - 25%), nước phân một phần sẽ chảy vào bể biogas, một phần sẽ chảy về một bể khác có hệ thống sục với men vi sinh. Qua bể sục, nước sẽ được lọc một lần nữa để đạt mức tiêu chuẩn có thể đem tưới rau, cỏ, cây hoa màu... tạo thành một hệ thống khép kín trong chăn nuôi.

08-34-31_nh_2
Chất thải được xử lý, tách biệt một cách khép kín.

Ông Lõi cho biết: “Gia đình tôi nuôi 200 con bò sữa, mỗi ngày trang trại thải ra hàng tấn phân, mỗi lần bón phân tươi ra ngoài đồng chưa kịp hoai thì ô nhiễm không khí, đất. Quan trọng nhất vẫn là môi trường, nếu không qua biogas, máy ép phân thì khi tưới nước, cả cây số vẫn ngửi thấy mùi hôi thối. Khi mưa gió, nước phân chảy ra môi trường, tưới cỏ thì cỏ chết ngay. Mùa này không có chỗ đổ, phân vương vãi khắp nơi. Kinh tế thì chưa nói đến nhưng môi trường giờ hơn hẳn rồi”.

Theo ông Lõi, chi phí đầu tư vào máy ép phân không quá cao, gia đình nào quy mô lớn thì mất 200 triệu đồng/máy, nhỏ thì 150 triệu đồng/máy. Những hộ không có kinh phí thì chỉ cần lắp máy ép phân của Trung Quốc, giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo môi trường.

Không những môi trường được đảm bảo mà vấn đề chất thải dư thừa của trang trại ông Lõi cũng được giải quyết triệt để. “Khi triển khai mô hình cho thấy chăn nuôi hiệu quả hơn nhiều. Trước kia phải ủ phân rất lâu, tối thiểu từ 3-6 tháng mới hoai, còn giờ chỉ 4-5 ngày. Sau khi ép xong, phân được dùng để bón cho rau, hoa lan, cây ăn quả… Sử dụng phân hữu cơ này hơn phân hóa học rất nhiều”, ông Lõi tâm đắc.

Được biết, sản phẩm phân ép khô của ông Lõi trở thành “món hàng” bán chạy trong thị trấn Nông trường Mộc Châu, bởi phân tơi xốp, không có mùi hôi, phù hợp cho các trang trại trồng rau màu, cây ăn quả, hoa… Tính đến thời điểm này, sản phẩm từ máy ép phân được ông Lõi đóng gói, bán 2.500đ/kg nhưng chỉ mới phục vụ một phần nhu cầu của người trồng hoa.

08-34-31_nh_3
Sản phẩm từ máy ép phân được dùng để tưới hoa.
Ông Nguyễn Thạch Lõi: "Không đầu tư công nghệ, máy móc vào chăn nuôi thì Cty sữa không mua sản phẩm sữa. Có biogas, máy ép phân, chuồng trại sạch sẽ hơn, sản phẩm sữa đảm bảo chất lượng, tránh mầm bệnh cho đàn bò. Giờ chăn nuôi mà thải phân trực tiếp ra đồng là người dân phản đối ngay”.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm