| Hotline: 0983.970.780

Máy gặt mini thích hợp cho vùng lúa - tôm

Thứ Sáu 01/02/2019 , 13:15 (GMT+7)

Đó là đánh giá của các đại biểu sau khi xem trình diễn thử nghiệm máy gặt đập liên hợp mini trên nền đất lúa – tôm (luân canh 1 vụ lúa – 1 vụ tôm) tại ấp Mười Chợ, xã Đông Hưng, An Minh, Kiên Giang.

 Rất đông các đại biểu đến tham quan trình diễn máy gặt đập liên hợp mini trên nền đất lúa – tôm và đóng góp ý kiến với hội thảo   

Đây là hoạt động mở màn cho buổi hội thảo mở rộng sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại các tỉnh ĐBSCL, thuộc dự án “Thúc đẩy mô hình kinh doanh cho người thu nhập thấp và mô hình đối tác tông tư trong ngành lúa gạo và tôm ở tỉnh An Giang và Kiên Giang”, do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam tổ chức tại huyện An Minh. Hội thảo với sự tham gia của lãnh đạo ngành nông nghiệp 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang, chính quyền địa phương, doanh nghiệp bao tiêu, các hợp tác xã và người dân sản xuất lúa – tôm trong khu vực.

An Minh thuộc các huyện Vùng U Minh Thượng, khu vực quy hoạch nuôi tôm – lúa lớn nhất của tỉnh Kiên Giang. Mỗi năm khu vực này sản xuất luân canh trên nền đất nuôi tôm khoảng 65.000 ha lúa vụ mùa nhưng phần lớn đều phải thu hoạch bằng tay với chi phí khá cao. Do đặc điểm của mô hình sản xuất lúa – tôm, nông dân phải múc mương và lên đê bao chung quanh, ruộng bị ngập nước trong thời gian dài, nền đất rất yếu nên máy gặt đập loại lớn không thể họat động được.

 Máy gặt đập liên hợp mini rất gọn, nhẹ phù hợp hoạt động trên nền đất yếu lúa – tôm

Vì vậy, khi Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đưa loại máy gặt đập liên hợp mini về trình diễn đã thu hút khá đông đại biểu đến tham quan và đóng góp ý kiến với buổi hội thảo. Đa số các đại biểu đều đánh giá đây là loại máy khá thích hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương, đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa để hạ giá thành. Tuy nhiên, máy cần được cải tiến thêm để đảm bảo hoạt động hiệu quả, chẳng hạn như bộ phận làm sạch, dàn chạy…

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Tạm thời không xuống giống lúa do xâm nhập mặn

BẠC LIÊU Do tình hình xâm nhập mặn, UBND huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) có công văn gửi các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đề nghị tạm thời không xuống giống lúa vụ hè thu.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm