| Hotline: 0983.970.780

May lễ phục cho Chủ tịch nước đọc Tuyên ngôn Độc lập

Thứ Năm 09/11/2017 , 08:01 (GMT+7)

Một điều vinh dự lớn nữa đối với gia đình ông bà Trịnh Văn Bô là được chọn vải may bộ quần áo kaki - lễ phục Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mặc trong ngày đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình.

Một cụ Lý khác thường

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại trong hồi ký “Những năm tháng không thể nào quên” như sau: “…một vấn đề được đặt ra là phải có một bộ quần áo để Bác mặc khi Chính phủ ra mắt đồng bào”.

Lúc bấy giờ trong tủ của gia đình có rất nhiều vải, bà Hoàng Thị Minh Hồ đã lấy ra mấy súc kaki để may cho các cán bộ Việt Minh và các Bộ trưởng là thành viên Chính phủ mới ở chiến khu Việt Bắc về Thủ đô vì mải lo việc nước cấp bách mà vẫn mặc những bộ đồ đã cũ sờn. Hàng chục bộ quần áo khá sang trọng may sẵn trong tủ mà ông Bô chưa dùng, bà đều lấy ra cho anh em mặc tạm trước. Ai mặc vừa bộ nào thì dùng bộ nấy…

07-09-18_h163
Ông bà Trịnh Văn Bô - Hoàng Thị Minh Hồ (1955) - Tư liệu gia đình

Chỉ có ông cụ thượng cấp là không hợp bộ nào trong cả tủ quần áo. Là người gần gũi nhất với lãnh tụ lúc đó, Vũ Đình Huỳnh qua ông bà Trịnh Văn Bô đã mang loại vải kaki của Anh đến xin ý kiến. Hồ Chủ tịch nói: “Tôi mặc xuềnh xoàng thôi. Không len, dạ đắt tiền làm gì, cốt tươm tất giản dị, không phải cà vạt cổ cồn là tốt…”. Ngày ra mắt Chính phủ đã tới gần, ông Vũ Đình Huỳnh chợt nhớ tới bức ảnh của Stalin nên ướm thử may theo kiểu áo đó, không có cà vạt mà vẫn oai vệ. Ông cụ mỉm cười nói: “Nhưng mình có phải là Stalin đâu?”.

Cuối cùng, Hồ Chủ tịch cũng đồng ý may bộ quần áo như vậy. Bà Hoàng Thị Minh Hồ đã mời ông Phú Thịnh, chủ hiệu may có tiếng ở phố Hàng Quạt đến và nói: “Tôi có người nhà là cụ Lý ở quê ra, tôi muốn cắt vài bộ đồ cho cụ, nhờ anh cắt may theo kiểu áo bốn túi, mặc kín cổ khi có việc quan trọng, lúc thường nhật thì mở khuy áo thoải mái, đi giày dép đều hợp với cụ lý nhà tôi”. Ông Phú Thịnh ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: “Tôi đã mường tượng ra kiểu áo ấy rồi, chỉ cần tính toán cái ve áo nhọn hay tù”.

Hai ngày sau, ông Phú Thịnh đã đem đến hai bộ quần áo. Với linh cảm của một người có nghề, ông nói: “Tôi trộm nghĩ cụ lý này không phải là lý trưởng mà có lẽ là một cụ lý khác thường”.

Hôm sau, lựa lúc cụ Chủ tịch tập thể dục, tắm buổi sáng xong, ông Vũ Đình Huỳnh đem bộ quần áo mới vào. Hồ Chủ tịch ướm thử, ngắm kỹ cổ áo và mỉm cười: “Được, thế này là hợp với mình”.
 

Gia đình hằng tâm hằng sản

Đầu năm 1945 trước sự vận động của đồng chí Khuất Duy Tiến, ông bà Trịnh Văn Bô đã quyết định ủng hộ 1 vạn đồng Đông Dương, tương đương 25 cây vàng, khởi đầu cho những đóng góp tài chính to lớn của gia đình ông bà với Mặt trận Việt Minh và Cách mạng. Sau lần đó, gia đình ông bà còn ủng hộ nhiều lần nữa. Tính đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô đã ủng hộ 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng theo thời giá bấy giờ cho Mặt trận Việt Minh…

07-09-18_75449-01
Bộ Tài chính vinh danh gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (2013) - Tư liệu gia đình

Sau Cách mạng tháng Tám, gia đình ông bà đã tiếp tục ủng hộ Quỹ Độc lập 20 vạn đồng Đông Dương, tương đương 500 cây vàng. Ngoài ra, ông bà còn vận động tầng lớp công thương Thủ đô ủng hộ được hơn 1 triệu đồng Đông Dương cho Quỹ Độc lập. Trong “Tuần lễ Vàng”, gia đình ông bà đã đóng góp 117 cây vàng và vận động ủng hộ thêm trên 1.000 cây vàng nữa…

Trong lúc chính quyền non trẻ phải đối phó với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm thì sự có mặt của 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc cũng sách nhiễu đủ điều. Ông bà Trịnh Văn Bô đã giúp cách mạng một số lượng vàng lớn để cho các tướng của quân Tưởng nhằm đẩy nhanh 20 vạn quân Tàu Tưởng rút khỏi Việt Nam. Bà Hoàng Thị Minh Hồ đã lo đủ 1.000 lạng vàng cho ba tướng Tưởng và còn đưa 200 lạng vàng để cách mạng mua lại kho vũ khí của quân Tưởng.

Cuối năm 1945, để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh, vì khi đó, quân đội ta chưa có quân phục nên bà Hoàng Thị Minh Hồ lại tiếp tục góp vải và tiền công may 20 vạn chiếc áo trấn thủ để trang bị cho các chiến sĩ trong mùa đông. Đầu năm 1946, dù mới sinh được 20 ngày, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn đi vận động vốn để thành lập “Việt Nam Công thương Ngân hàng”. Riêng ông bà chung vốn một triệu đồng và đề nghị với đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Trưởng ban Tài chính của Đảng là “đóng” làm hai đợt.

Bình luận về những đóng góp của gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô, GS.TS Nguyễn Công Nghiệp - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính - chia sẻ: “Gia đình cụ Trịnh Văn Bô đã nêu cao tấm gương sáng hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự dân tộc. Tấm gương tiêu biểu đó không chỉ sáng mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam mà còn có ý nghĩa khích lệ các thế hệ cán bộ, công chức ngành Tài chính…”.

Thủ đô sắp có đường phố Trịnh Văn Bô

Ngày 7/11/2017, UBND TP Hà Nội cho biết đã trình phương án đặt đổi tên đường phố. Theo đó, tại kỳ họp cuối năm, HĐND TP sẽ xem xét thông qua nghị quyết đặt tên cho 20 đường phố mới, trong đó có đường phố mang tên nhà tư sản Trịnh Văn Bô.

Phố Trịnh Văn Bô (dự kiến) dài 1,2km, rộng 7,5m, từ đoạn ngã tư giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.

Nhà tư sản Trịnh Văn Bô (1914 - 1988), sau Cách mạng tháng Tám được mời ra làm ủy viên Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội. Ghi nhận công lao và đóng góp của ông bà, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ.

Tổ chức lễ tang cấp cao cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ

Theo tin từ gia đình cho biết, tang lễ cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ sẽ được cử hành hồi 11h15 đến 12h45 ngày thứ Ba (14/11/2017) tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) theo nghi thức lễ tang cấp cao. Lễ truy điệu lúc 12h45 cùng ngày, an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm