| Hotline: 0983.970.780

Mây phóng xạ, có ảnh hưởng tới nước mưa?

Thứ Năm 07/04/2011 , 09:41 (GMT+7)

Thông tin mây phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản lan tới lãnh thổ Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới nước mưa, khiến nhiều người lo lắng. Sự thực có đến mức phải lo lắng đến như vậy?

Thông tin mây phóng xạ hạt nhân từ Nhật Bản lan tới lãnh thổ Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới nước mưa, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu tại các vùng nông thôn Việt Nam đã khiến nhiều người lo lắng. Sự thực có đến mức phải lo lắng đến như vậy?

50% người dân ĐBSH dùng nước mưa

Trước nguy cơ phóng xạ ngày càng tăng cao sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, chúng tôi tiến hành khảo sát tại một số địa phương như: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình Bắc Ninh... và nhận thấy có đến 50% người dân các khu vực nông thôn hiện đang dùng nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày. Không như một số tỉnh miền núi phía Bắc, nước tại các khe suối, giếng đào, giếng khoan bà con vẫn có thể dùng được, nguồn nước ngầm tại vùng ĐBSH tại khu vực Nam Định, Hà Nam, Thái Bình... phần đa bị nhiễm phèn, nhiễm asen. Mặt khác, nước tại các ao, hồ sông suối ngày nay đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng chỉ còn phục vụ được cho công tác tưới tiêu, do đó nước sinh hoạt hàng ngày phần lớn phụ thuộc vào nước mưa.

Xã Nam Cường, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định có hơn 2.000 hộ thì chiếm tới 99% hộ gia đình hiện dùng nước mưa cho việc ăn uống hàng ngày. Ông Phạm Kim Ly, một hộ dân ở xóm Nguyễn, xã Nam Cường cho biết: Nhà ông hiện có hai bể nước, một bể nước mưa 4m3 chỉ dùng cho việc nấu cơm, đun nước uống, bể còn lại là nước giếng khoan dành cho việc tắm giặt... Không chỉ nhà ông Ly mà 200 hộ dân xóm Nguyễn cũng như hơn 2.000 hộ dân xã Nam Cường nhà nào cũng phải có một chiếc bể thể tích từ 4 – 10m3 tích nước mưa dùng cho cả năm. Phương thức lấy nước mưa của bà con hiện nay rất đơn giản. Với những căn nhà đổ mái bằng họ lắp một hệ thống đường ống vào vị trí thoát nước rồi dẫn nước chảy thẳng vào bể chứa. Còn nhà cấp bốn, sẽ có thêm một hệ thống máng dưới cuối mái nhà hứng nước từ ngói chảy xuống qua một đường ống vào bể. Sau khi những chất bụi bẩn lắng xuống đáy họ sẽ múc lớp nước ở trên để sinh hoạt.

Hỏi một vài người dân tại một số xã của huyện Nam Trực có biết thông tin về sự cố hạt nhân tại nhà máy Fukushima, Nhật Bản không thì ai cũng trả lời là có xem thấy trên tivi. Họ bảo, cũng sợ khi nghe thông tin mây phóng xạ ảnh hưởng đến Việt Nam, còn thông tin về việc mây phóng xạ có ảnh hưởng gì tới nguồn nước mưa hay không thì chưa nghe nói đến nên vẫn dùng nước mưa chứ chưa biết lấy nguồn nước khác ở đâu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Thành Luân – PGĐ Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn khuyến cáo, người dân hiện nay không nên dùng nước mưa cho việc ăn uống. Theo ông Luân, ngoài nguy cơ phóng xạ chưa thể lường được hết thì trên không khí hiện nay tồn tại rất nhiều chất độc hại không kém gì phóng xạ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Trong trường hợp không có nguồn khác thay thế phải xử lý nước mưa qua các thiết bị lọc chuyên dùng trước khi sử dụng, các địa phương cũng cần chủ động hướng dẫn, phổ biến người dân biết cách xử lý để có nguồn nước đảm bảo hơn.

Nước mưa ở Việt Nam chưa đáng lo?

"Bản chất của phóng xạ là cơ chế vật lý chứ không lan truyền như virus. Người bị nhiễm phóng xạ thì chưa thể lập tức trở thành một nguồn phóng xạ. Nếu tiếp xúc với người bị nhiễm xạ có thể sẽ bị ảnh hưởng một phần chiếu xạ do người đó phát ra, nhưng tình huống này chỉ xảy ra khi khi bị nhiễm xạ nặng. Ngoài ra, việc ăn phải thực phẩm nhiễm phóng xạ cũng không thể cảm nhận được triệu chứng gì ngay. Phải tiêu thụ một lượng thực phẩm nhiễm phóng xạ lớn, trong thời gian dài đến cả năm mới có thể mắc các triệu chứng nhiễm xa nguy hiểm. Khoa học cho thấy những người trót ăn phải thực phẩm có phóng xạ với liều lượng khoảng 5 milliSievert thì không phải lo ngại, về mặt y học mức này chỉ bằng 1/10 lần mức phóng xạ trong một lần chụp X-quang vùng ngực" - TS Nguyễn Hào Quang.

Để hiểu rõ hơn mối liên quan giữa phóng xạ và nguồn nước mưa, chúng tôi đã trao đổi với TS Nguyễn Hào Quang, GĐ Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật và ứng phó sự cố (Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ hạt nhân – Bộ KHCN), ông Hào cho hay: Việt Nam cách Nhật Bản khá xa nên khi mấy phóng xạ bay đến nơi mức độ bị pha loãng đi rất nhiều, không đáng ngại. “Về bản chất, phóng xạ ảnh hưởng tới con người nhanh nhất qua cơ chế lan truyền trong không khí, còn các cơ chế lan truyền khác như nước hoặc thực phẩm là rất chậm. Vì vậy, đối với Việt Nam, môi trường lan truyền đáng lo nhất là không khí hiện chưa có gì nguy hiểm nên những môi trường khác, đặc biệt là nước, chắc chắn chưa thể có” -TS Quang chia sẻ.

Trước những lo lắng của người dân về nguy cơ nước mưa nhiễm phóng xạ, TS Quang cho rằng, các vùng gần sự cố tại Nhật Bản sẽ phải quan tâm tới vấn đề này còn ở Việt Nam chưa thực sự cần thiết. Vì  khi nồng độ phóng xạ trong không khí tăng thì sẽ phải kiểm tra nồng độ phóng xạ trong nước mưa để nếu nước mưa có nồng độ phóng xạ cao thì không nên sử dụng nữa. Nếu có trường hợp nước mưa nhiễm xạ rơi xuống đất, thực phẩm có thể cũng sẽ bị nhiễm xạ, nhưng chỉ ở lớp bên ngoài. Tuy nhiên khả năng này ở Việt Nam là rất thấp, nếu không muốn nói là không có.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm