| Hotline: 0983.970.780

May rủi như đo... chữ đường

Thứ Ba 07/10/2014 , 10:15 (GMT+7)

Đối với người trồng mía, thành công hay thất bại của mỗi vụ mùa lệ thuộc vào hai yếu tố, là năng suất và chữ đường. 

Chữ đường càng cao thì thu nhập càng tăng. Tuy nhiên, việc đo chữ đường lại do các NM tự làm, nông dân chỉ biết cán bộ NM phán thế nào đành chấp nhận vậy.

Theo thông báo của Cty CP Mía đường Cần Thơ (CASUCO), giá thu mua mía nguyên liệu niên vụ này đối với mía 10 chữ đường tại cầu cảng XN Đường Phụng Hiệp là 880 đ/kg, Xí nghiệp Đường Vị Thanh là 905 đ/kg. Mức giá này cao hơn với giá sàn bao tiêu mà CASUCO ký với nông dân từ 50-70 đ/kg. Với mỗi chữ đường tăng thêm, giá thu mua sẽ được cộng thêm 100 đ/kg. Ngược lại, sẽ trừ 70 đ/kg mỗi chữ đường giảm.

Với năng suất mía bình quân khoảng 100 tấn/ha, chỉ cần tăng 1 chữ đường thì nông dân sẽ bỏ túi thêm 10 triệu đồng, còn ngược lại sẽ mất 7 triệu đồng. Đây là con số không nhỏ trong bối cảnh giá mía nguyên liệu đang ở mức thấp, nông dân chỉ huề vốn hoặc lãi rất thấp, từ 4-5 triệu đồng/ha như hiện nay.

Thế nhưng, khi thu hoạch, nông dân hoàn toàn không biết mía mình đạt mấy chữ đường. Chỉ đến khi qua bàn cân NM, được nhân viên lấy mẫu đưa vào phòng thí nghiệm, nông dân ngồi chờ bảng điện tử bên ngoài hiển thị bao nhiêu thì biết vậy.

Ông Trương Văn Hiền, một nông dân trồng mía lâu năm ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, Phụng Hiệp, Hậu Giang cho biết: “May mắn là tôi nằm trong CLB 200 (200 tấn mía/ha) của CASUCO và được chọn là điểm lấy mẫu, mỗi vụ được Cty kiểm tra đo chữ đường từ 5-6 lần. Khi nào mía đạt trên 10 chữ đường tôi mới thu hoạch. Vậy mà khi mang mía đến cân cho NM, tôi vẫn hồi hộp, vì chỉ cần tăng hay giảm 1 chữ đường là đang lãi thành lỗ ngay”.

Theo ông Hiền, sau khi cân mía cho NM, nông dân không biết chữ đường ngay mà phải ngồi chờ. Toàn bộ lô mía của mình sẽ được cẩu lên đưa vào ép, trong suốt quá trình đó sẽ có 1 phần nước mía được giữ lại. Mẫu nước mía này được nhân viên trộn đều, lấy phân tích, sau đó báo kết quả lên bảng điện tử. Đến lúc này, nông dân mới thật sự biết được giá thu mua mía của mình là bao nhiêu.

Đó là với những nông dân thuộc CLB 200, bán mía trực tiếp cho NM, còn nếu bán qua thương lái thì chỉ biết dựa vào cảm tính, “thuận mua vừa bán”.

Ông Nguyễn Trí Tín, ở xã Hòa An, Phụng Hiệp, có 1,5 ha mía tâm sự: “Biết là bán mía trực tiếp cho NM giá sẽ cao hơn nhưng nông dân không có phương tiện vận chuyển đành phải bán qua thương lái. Họ nhìn mía rồi ra giá chứ không dựa trên chữ đường cụ thể. Thậm chí thương lái còn thu mua mía thông qua cò, họ đã ra giá rồi thì khó mà bán cho người khác giá cao hơn”.

Ngay cả cánh thương lái cũng “mù mờ” với thiết bị do chữ đường của các NM. Anh Trần Văn Tuấn, một thương lái chuyên thu mua mía bán cho các NM đường ở Hậu Giang, Kiên Giang cho biết, máy móc đo chữ đường toàn là thiết bị điện tử, mình có nhìn vào cũng chẳng thể hiểu được. Vì vậy, bảng điện tử hiện lên bao nhiêu thì biết vậy, phó mặc việc cân, đo cho NM.

“Tổ giám sát sẽ lấy mẫu mía, mẫu đo chữ đường, kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kiểm định các phương tiện đo chữ đường của các NM (theo QCVN 01-98:2012/BNNPTNT của Bộ NN-PTNT), sau đó nhờ đơn vị thứ 3 kiểm chứng lại. Từ đó, đối chiếu, so sánh kết quả kiểm nghiệm với kết quả thực tế tại NM, nếu phát hiện sai phạm thì sẽ chấn chỉnh hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì có hình thức xử lý”, ông Nguyễn Văn Đồng khẳng định.

“Để chắc ăn không bị lỗ, khi mua mía của nông dân mình thường đánh giá cảm quan, sau đó “trừ hao hụt” rồi mới định giá mua. Nếu không làm như vậy, lỡ về NM chưa cân được ngay, phải nằm chờ 1-2 ngày là ôm nợ như chơi”, anh Tuấn chia sẻ.

Theo một chuyên gia trong ngành mía đường, ở một số nước tiên tiến, họ thường dùng khoan khoan xéo bó mía từ ngọn xuống gốc để lấy mẫu phân tích. Còn ở Việt Nam, một số NM vẫn sử dụng phương pháp thủ công là dùng vòng tròn chụp vào gốc bó mía, sau đó bên mua, bên bán mỗi người rút ngẫu nhiên 1 cây đem đi phân tích. Với cách làm này thì người bán từ thua đến thua. Nhân viên NM làm việc này hàng ngày, họ dễ dàng chọn cây mía có chữ đường cao hay thấp.

Vì vậy, mới có chuyện cùng vùng nguyên liệu, cùng giống mía, nhưng khi kiểm tra chênh nhau tới 2 chữ đường. Do đo đếm thủ công, nên người bán thường bị thua thiệt.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhân viên trực tiếp đo chữ đường “bắt tay ăn chia” với nông dân hoặc thương lái chở mía đến NM cân, để nâng chữ đường lên, thông qua những ám hiệu riêng. Lãnh đạo NM cũng đau đầu với những trường hợp này, phải chờ đến khi vào ca mới quyết định phân công người trực.

Để đảm bảo tính khác quan trong việc đánh giá chữ đường, UBND tỉnh Hậu Giang đã thành lập Tổ giám sát công tác đo chữ đường mía tại các NM trên địa bàn. Thành phần Tổ giám sát này gồm đại diện: Sở NN-PTNT, Phòng An ninh Kinh tế (Công an tỉnh), Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, GĐ Sở NN-PTNT Hậu Giang, Tổ giám sát sẽ hoạt thường xuyên trong suốt mùa vụ, lấy mẫu kiểm chứng đột xuất hoặc khi có yêu cầu của nông dân.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm